Ngược đãi động vật là gì? Ngược đãi động vật là giống vật nuôi sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định hiện nay?

Ngược đãi động vật là gì? Động vật là giống vật nuôi bao gồm những loài nào? Cá nhân có hành vi ngược đãi động vật là giống vật nuôi như đánh đập, hành hạ,...vật nuôi sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định hiện nay?

Ngược đãi động vật là gì

Hiện tại, Luật Chăn nuôi 2018 không có quy định cụ thể về việc ngược đãi động vậy.

Tuy nhiên, ta có thể hiểu ngược đãi động vật là việc cố ý, có chủ ý hoặc không có chủ ý gây ra đau khổ, đau đớn về thể xác hoặc tổn hại hại tinh thần đối với động vật (đánh đập, hành hạ, bỏ đói,...đối với động vật).

Ngược đãi động vật là gì?

Ngược đãi động vật là gì? (Hình từ Internet)

Động vật là giống vật nuôi bao gồm những loài nào?

Căn cứ theo Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 có giải thích như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chăn nuôi là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.
2. Hoạt động chăn nuôi là nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi và hoạt động khác có liên quan đến vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi phục vụ mục đích làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh hoặc mục đích khác của con người.
3. Chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình.
4. Chăn nuôi trang trại là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt dành cho sản xuất, kinh doanh chăn nuôi.
5. Vật nuôi bao gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi.
6. Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi.
7. Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi.
8. Động vật khác trong chăn nuôi là động vật ngoài gia súc, gia cầm và ngoài Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật rừng thông thường, động vật thủy sản, danh mục động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
9. Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; phải có số lượng bảo đảm để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.
...

Theo quy đinh trên thì vật nuôi bao gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi. Cụ thể:

- Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi. (Chẳng hạn như chó, mèo, heo, bò...)

- Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi. (Chẳng hạn như gà, vịt,..)

- Động vật khác trong chăn nuôi là động vật ngoài gia súc, gia cầm và ngoài Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật rừng thông thường, động vật thủy sản, danh mục động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Ngược đãi động vật là giống vật nuôi sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tại Điều 69 Luật Chăn nuôi 2018 có quy định như sau:

Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi
Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi;
2. Cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh;
3. Phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y;
4. Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.

Bên cạnh đó, tại Điều 70 Luật Chăn nuôi 2018 cũng có quy định như sau:

Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong vận chuyển
Tổ chức, cá nhân vận chuyển vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Sử dụng phương tiện, trang thiết bị vận chuyển vật nuôi phù hợp, bảo đảm không gian thông thoáng, hạn chế chấn thương, sợ hãi cho vật nuôi;
2. Cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho vật nuôi;
3. Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.

Như vậy, tổ chức, cá nhân không được phép đánh đập, hành hạ vật nuôi của mình nếu không sẽ được xem là đang có hành vi vi phạm pháp luật.

Người có hành vi ngược đãi động vật, cụ thể là có hành vi đánh đập, hành hạn đối với động vật là giống vật nuôi như chó, mèo,..thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP, cụ thể:

Vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn đối với vật nuôi.
...

Bên cạnh đó, tại Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về chăn nuôi theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.

Theo quy định trên thì hành vi đánh đập, hành hạn đối với động vật là giống vật nuôi như chó, mèo,..thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt trên là áp dụng với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng).

Ngược đãi động vật
Vi phạm hành chính TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngược đãi động vật là gì? Ngược đãi động vật là giống vật nuôi sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Hành vi thông đồng về giá bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là bao lâu?
Pháp luật
Bóng cười là gì? Doanh nghiệp sản xuất bóng cười trái phép cung cấp cho thị trường trong thời gian đình chỉ hoạt động thì bị phạt như thế nào?
Pháp luật
Vắc xin dùng trong thú y là gì? Không tiêm Vắc xin cho vật nuôi thì chủ sở hữu có bị xử phạt không?
Pháp luật
Doanh nghiệp lập báo cáo giám sát không đầy đủ nội dung sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Cá nhân xây hàng rào gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Lấn đất có bị xử phạt vi phạm về đất không? Nếu có thì cơ quan nào có thẩm quyền lập biên bản xử phạt hành vi này?
Pháp luật
Mùng 1 tháng 7 vào thứ mấy? 1/7 âm là ngày bao nhiêu dương 2024? Ngày mùng 1 tháng 7 âm 2024 là ngày mấy dương?
Pháp luật
Hộ gia đình chăn nuôi lợn tái phạm thả chất thải gây mùi hôi thối vào môi trường sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Thay thế Nghị định 100 về xử phạt vi phạm giao thông khi nào? Nghị định mới xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có chưa?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngược đãi động vật
33 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngược đãi động vật Vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngược đãi động vật Xem toàn bộ văn bản về Vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào