Ngoài việc đảm bảo nhiệt độ khi quàn thi thể thì để di chuyển thi thể ra nước ngoài an táng thì cần phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Quàn thi thể là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 21/2021/TT-BYT định nghĩa về quàn thi thể như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thi thể (thi hài) là xác của người chết.
2. Hài cốt là xương của người chết khi cải táng.
3. Tro cốt là phần còn lại sau khi hỏa táng toàn bộ thi thể, hài cốt.
4. Quàn là việc thực hiện lưu giữ, bảo quản thi thể của người chết trước khi mai táng hoặc hỏa táng.
5. Khâm liệm là việc thực hiện các thủ tục để chuyển thi thể vào quan tài.
6. Mai táng là việc lưu giữ thi thể hoặc hài cốt, tro cốt của người chết ở một địa điểm dưới mặt đất.
7. Hỏa táng là việc thiêu thi thể hoặc hài cốt ở nhiệt độ cao đến khi thành tro cốt.
8. Cải táng là việc chuyển hài cốt để tiếp tục mai táng hoặc sang hình thức táng khác.
Theo đó, quàn thi thể là việc thực hiện lưu giữ, bảo quản thi thể của người chết trước khi mai táng hoặc hỏa táng.
Ngoài việc đảm bảo nhiệt độ khi quàn thi thể thì để di chuyển thi thể ra nước ngoài an táng thì cần phải đảm bảo những yêu cầu nào? (Hình từ internet)
Việc quàn thi thể được phép thực hiện trong thời gian tối đa là bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 21/2021/TT-BYT quy định về việc quàn thi thể đối với người chết không do dịch bệnh nguy hiểm như sau:
Vệ sinh trong quàn thi thể
1. Thời gian quàn thi thể không quá 48 giờ kể từ khi chết trong điều kiện không có bảo quản lạnh.
2. Thời gian quàn thi thể không quá 07 ngày kể từ khi chết trong điều kiện bảo quản lạnh ở nhiệt độ từ 4°C trở xuống.
3. Trường hợp phải quàn thi thể lâu hơn thời gian quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì phải bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ -10oC trở xuống.
4. Trường hợp có nhiều người chết do thiên tai, thảm họa, thời gian quàn thi thể do người đứng đầu tổ chức chịu trách nhiệm khắc phục thiên tai, thảm họa quyết định.
Bên cạnh đó, tại Điều 13 Thông tư 21/2021/TT-BYT quy định về việc quàn thi thể đối với người chết do dịch bệnh nguy hiểm như sau:
Vệ sinh trong quàn, khâm liệm thi thể
1. Thời gian quàn thi thể không quá 24 giờ kể từ khi chết hoặc phát hiện thi thể. Trường hợp phải quàn thi thể lâu hơn 24 giờ thì phải bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ -10°C trở xuống.
2. Đóng kín quan tài. Dán kín các khe hở của quan tài (nếu có) để bảo đảm không bị rò rỉ, thấm nước, không bị bục, vỡ trong quá trình di chuyển.
3. Chất thải phát sinh được thu gom, xử lý như chất thải lây nhiễm.
Từ các quy định trên thì thời gian quàn thi thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân chết, cụ thể:
(1) Đối với người chết không do dịch bệnh nguy hiểm
- Thời gian quàn thi thể không quá 48 giờ kể từ khi chết trong điều kiện không có bảo quản lạnh.
- Thời gian quàn thi thể không quá 07 ngày kể từ khi chết trong điều kiện bảo quản lạnh ở nhiệt độ từ 4°C trở xuống.
- Trường hợp phải quàn thi thể lâu hơn thời gian quy định (02 ngày hoặc 07 ngày) thì phải bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ -10oC trở xuống.
(2) Đối với người chết do dịch bệnh nguy hiểm
- Thời gian quàn thi thể không quá 24 giờ kể từ khi chết hoặc phát hiện thi thể.
- Trường hợp phải quàn thi thể lâu hơn 24 giờ thì phải bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ -10°C trở xuống.
Ngoài việc đảm bảo nhiệt độ khi quàn thi thể thì để di chuyển thi thể ra nước ngoài an táng thì cần phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 21/2021/TT-BYT quy định về việc di chuyển thi thể qua biên giới như sau:
Vệ sinh trong di chuyển thi thể, hài cốt, tro cốt
1. Vệ sinh trong di chuyển thi thể:
a) Di chuyển thi thể trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam: trường hợp di chuyển bằng đường bộ, thi thể được bao bọc kín bằng các vật liệu không thấm nước và được di chuyển bằng phương tiện riêng. Trường hợp di chuyển bằng đường hàng không, đường thủy hoặc đường sắt thi thể được đặt ở hòm riêng và kín;
b) Di chuyển thi thể qua biên giới, thi thể phải được đặt trong quan tài ba lớp: lớp trong làm bằng kẽm hoặc bằng vật liệu khác có khả năng chịu lực, không rò rỉ, có lót chất hút ẩm và được hàn kín; lớp giữa làm bằng gỗ; lớp ngoài làm bằng ván ép;
c) Trường hợp người chết với số lượng lớn trong thiên tai, thảm họa, việc sử dụng phương tiện di chuyển thi thể do người đứng đầu tổ chức chịu trách nhiệm khắc phục thiên tai, thảm họa quyết định nhưng bảo đảm thi thể được bọc kín, không bị rò rỉ, không thấm nước, không bị bục, vỡ trong quá trình di chuyển.
2. Vệ sinh trong di chuyển hài cốt, tro cốt: khi di chuyển hài cốt, tro cốt phải được đặt trong các vật dụng bảo đảm không bị rò rỉ, không thấm nước, không bị bục, vỡ trong quá trình di chuyển.
Như vậy, để di chuyển thi thể ra nước ngoài thì ngoài việc phải đảm bảo nhiệt độ thích hợp khi quàn thi thể thì cần phải đảm bảo thi thể phải được đặt trong quan tài ba lớp:
- Lớp trong làm bằng kẽm hoặc bằng vật liệu khác có khả năng chịu lực, không rò rỉ, có lót chất hút ẩm và được hàn kín.
- Lớp giữa làm bằng gỗ.
- Lớp ngoài làm bằng ván ép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?