Ngoài Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy còn cơ quan nào được sử dụng mẫu các chất ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh?
- Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy trực thuộc cơ quan Cảnh sát Điều tra cấp nào?
- Ngoài Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy còn cơ quan nào được sử dụng mẫu các chất ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh?
- Thành viên hội đồng tiêu hủy mẫu các chất ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh có các cơ quan nào?
Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy trực thuộc cơ quan Cảnh sát Điều tra cấp nào?
Căn cứ theo Điều 18 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 có quy định:
Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra
1. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an gồm có:
a) Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra;
b) Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Cục Cảnh sát hình sự);
c) Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ;
d) Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy;
đ) Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu).
2. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh gồm có:
a) Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra;
b) Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Phòng Cảnh sát hình sự);
c) Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ;
d) Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy;
đ) Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu).
Theo đó Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy thuộc cơ quan cảnh sát Điều tra Bộ Công an.
Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (Hình từ Internet)
Ngoài Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy còn cơ quan nào được sử dụng mẫu các chất ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh?
Về nội dung này tại Điều 9 Thông tư 57/2012/TT-BCA có quy định như sau:
Cơ quan được sử dụng mẫu các chất ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh
1. Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an; các Phòng Kỹ thuật hình sự Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy hoặc Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, ma túy và môi trường Công an cấp huyện và các cơ quan chuyên trách đấu tranh phòng chống ma túy Trung ương, địa phương thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính.
3. Các cơ sở đào tạo cán bộ phòng, chống ma túy thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính.
4. Các đơn vị huấn luyện chó nghiệp vụ và các động vật khác thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính.
Theo đó ngoài Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy còn có các cơ quan sau đây được sử dụng mẫu các chất ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh:
- Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an; các Phòng Kỹ thuật hình sự Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy hoặc Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, ma túy và môi trường Công an cấp huyện và các cơ quan chuyên trách đấu tranh phòng chống ma túy Trung ương, địa phương thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính.
- Các cơ sở đào tạo cán bộ phòng, chống ma túy thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính.
- Các đơn vị huấn luyện chó nghiệp vụ và các động vật khác thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính.
Thành viên hội đồng tiêu hủy mẫu các chất ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh có các cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 57/2012/TT-BCA quy định:
Tiêu hủy mẫu các chất ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh
1. Khi không có nhu cầu sử dụng mẫu các chất ma túy, Phòng Kỹ thuật hình sự phải bàn giao lại cho kho mẫu quốc gia.
2. Khi mẫu các chất ma túy lưu trữ quá nhiều hoặc bị giảm chất lượng sau khi đã sử dụng hoặc bị biến đổi do thời hạn bảo quản thì Viện trưởng Viện Khoa học hình sự phải có văn bản báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (ghi rõ tên, nồng độ, hàm lượng, số lượng, lý do xin hủy, phương pháp hủy) để trình Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, lập Hội đồng tiêu hủy. Hội đồng tiêu hủy bao gồm các thành viên: Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện Khoa học hình sự, Văn phòng Thường trực phòng, chống tội phạm và ma túy, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Bộ Công an, cán bộ phụ trách kho lưu trữ quốc gia.
Trình tự, thủ tục tiêu hủy mẫu các chất ma túy thực hiện như quy định của pháp luật tố tụng hình sự về tiêu hủy vật chứng và phải lập biên bản, chụp ảnh, lưu hồ sơ theo quy định tại Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an.
Theo đó hội đồng tiêu hủy mẫu các chất ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh có các thành viên sau: Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện Khoa học hình sự, Văn phòng Thường trực phòng, chống tội phạm và ma túy, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Bộ Công an, cán bộ phụ trách kho lưu trữ quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?