Ngoài Bộ Xây dựng, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng còn có cơ quan nào? Thẩm quyền thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng?
- Ngoài Bộ Xây dựng, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng còn có cơ quan nào?
- Bộ Xây dựng có trách nhiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động xây dựng cho cán bộ, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng đúng không?
- Bộ Xây dựng có thẩm quyền thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nào?
Ngoài Bộ Xây dựng, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng còn có cơ quan nào?
Căn cứ quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
11. Cốt xây dựng là cao độ xây dựng tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ được chọn phù hợp với quy hoạch về cao độ nền và thoát nước mưa.
12. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng gồm Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
...
Theo đó, ngoài Bộ Xây dựng, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng còn có Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Ngoài Bộ Xây dựng, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng còn có cơ quan nào? Thẩm quyền thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng? (Hình từ Internet)
Bộ Xây dựng có trách nhiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động xây dựng cho cán bộ, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng đúng không?
Căn cứ quy định tại Điều 162 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi điểm a, b, c, d khoản 61 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020), Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng và có trách nhiệm sau:
(1) Chủ trì xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển thị trường xây dựng và năng lực ngành xây dựng.
(2) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về xây dựng; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng, văn bản hướng dẫn kỹ thuật xây dựng theo thẩm quyền và tiêu chí về công trình xây dựng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên, đô thị sinh thái, đô thị thông minh.
(3) Tổ chức, quản lý quy hoạch xây dựng, hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng, thẩm định dự án, thiết kế xây dựng; quy định việc xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng, định mức và giá xây dựng.
(4) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; theo dõi, kiểm tra, kiến nghị xử lý chất lượng và an toàn của các công trình quan trọng quốc gia, công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp trong quá trình đầu tư xây dựng và khai thác sử dụng;
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng, thực hiện quản lý công tác đấu thầu trong hoạt động xây dựng; tổ chức và xét duyệt giải thưởng chất lượng công trình xây dựng.
(5) Quản lý công tác cấp, cấp lại, điều chỉnh, chuyển đổi, thu hồi giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận và các kết quả giải quyết thủ tục hành chính khác trong hoạt động đầu tư xây dựng theo thẩm quyền.
(6) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng.
(7) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phổ biến kiến thức, pháp luật về xây dựng.
(8) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động xây dựng cho cán bộ, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.
(9) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động, môi trường trong thi công xây dựng công trình; thực hiện công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động, môi trường trong thi công xây dựng công trình thuộc chuyên ngành quản lý.
(10) Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các dự án.
(11) Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng; quản lý, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng.
(12) Quản lý, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.
(13) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng.
(14) Thực hiện các nhiệm vụ khác về hoạt động đầu tư xây dựng được Chính phủ giao.
Như vậy, Bộ Xây dựng có trách nhiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động xây dựng cho cán bộ, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo quy định pháp luật.
Bộ Xây dựng có thẩm quyền thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nào?
Căn cứ quy định tại Điều 32 Luật Xây dựng 2014 như sau:
Thẩm quyền thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng
1. Bộ Xây dựng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
2. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
3. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Theo đó, Bộ Xây dựng có thẩm quyền thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công nhân công an phục vụ theo chế độ tuyển dụng có phải đối tượng áp dụng của Thông tư 56 về nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân không?
- Nâng hạn tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan lên bao nhiêu tuổi kể từ 01/12? Những trường hợp nào sĩ quan phải thôi phục vụ tại ngũ?
- Hiệu lực thi hành của quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế là bao lâu?
- Từ năm 2025, xử phạt hành vi rải đinh trên đường lên đến 37 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 168?
- Việc lập hồ sơ hoàn thành công trình được thực hiện trước hay sau khi nghiệm thu công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng?