Ngoài ban kiểm soát của trường phổ thông tư thục thì còn có thành phần nào khác trong cơ cấu tổ chức hay không?
- Ngoài ban kiểm soát của trường phổ thông tư thục thì còn có thành phần nào khác trong cơ cấu của trường phổ thông tư thục không?
- Bầu ban kiểm soát của trường phổ thông tư thục mà có 6 người được không?
- Ban kiểm soát của trường phổ thông tư thục có được kiểm tra hoạt động của Hiệu trưởng nhà trường hay không?
Ngoài ban kiểm soát của trường phổ thông tư thục thì còn có thành phần nào khác trong cơ cấu của trường phổ thông tư thục không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT như sau:
Cơ cấu tổ chức trường phổ thông tư thục
Cơ cấu tổ chức trường phổ thông tư thục gồm: hội đồng trường; ban kiểm soát; hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỷ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức Công đoàn; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn; tổ văn phòng; lớp học; tổ phục vụ hoạt động giáo dục đặc thù của trường chuyên biệt và hoạt động cần thiết khác theo yêu cầu nhiệm vụ của trường phổ thông tư thục.
Theo đó, trong thành phần cơ cấu tổ chức trường phổ thông tư thục sẽ có ban kiểm soát theo quy định trên.
Ngoài ra sẽ còn rất nhiều các thành phần khác được liệt kê theo quy định trên.
Ngoài ban kiểm soát của trường phổ thông tư thục thì còn có thành phần nào khác trong cơ cấu tổ chức hay không?
Bầu ban kiểm soát của trường phổ thông tư thục mà có 6 người được không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT như sau:
Ban kiểm soát
1. Ban kiểm soát của trường phổ thông tư thục do hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu bầu. Ban kiểm soát có trưởng ban và các thành viên. Số lượng thành viên ban kiểm soát từ 03 đến 05 người, trong đó có đại diện nhà đầu tư, đại diện giáo viên, nhân viên, đại diện cha mẹ học sinh. Ban kiểm soát phải có ít nhất 01 thành viên có chuyên môn nghiệp vụ kế toán.
2. Thành viên ban kiểm soát không được đồng thời là thành viên hội đồng trường, hiệu trưởng, kế toán trưởng; không phải là cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con của thành viên hội đồng trường, hiệu trưởng, kế toán trưởng của trường.
3. Nhiệm kỳ của ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của hội đồng trường.
...
Theo đó, Ban kiểm soát có trưởng ban và các thành viên. Số lượng thành viên ban kiểm soát từ 03 đến 05 người, trong đó có đại diện nhà đầu tư, đại diện giáo viên, nhân viên, đại diện cha mẹ học sinh. Ban kiểm soát phải có ít nhất 01 thành viên có chuyên môn nghiệp vụ kế toán.
Như vậy, theo quy định trên thì việc bầu 6 người trong ban kiểm soát là trái với quy định trên của pháp luật.
Ban kiểm soát của trường phổ thông tư thục có được kiểm tra hoạt động của Hiệu trưởng nhà trường hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT như sau:
Ban kiểm soát
...
4. Ban kiểm soát có quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường, của hội đồng trường, lãnh đạo và các tổ chức trong trường.
b) Kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính và thực hiện chế độ tài chính công khai của trường.
c) Định kỳ thông báo với hội đồng trường về kết quả hoạt động của mình và nội dung các báo cáo, kết luận, kiến nghị của ban kiểm soát trước khi chính thức thông qua hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu.
d) Báo cáo hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu về kết quả kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường tại các kỳ họp của hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu.
đ) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường.
Và theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT như sau:
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng
a) Hiệu trưởng trường phổ thông tư thục là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường.
b) Hiệu trưởng trường phổ thông tư thục là người đáp ứng các tiêu chuẩn của hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông, khi được đề cử không quá 70 tuổi và không là công chức, viên chức nhà nước.
...
2. Phó hiệu trưởng
a) Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công; điều hành hoạt động của nhà trường khi được hiệu trưởng ủy quyền.
b) Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm phó hiệu trưởng trường phổ thông tư thục phải đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
c) Nhiệm kỳ của phó hiệu trưởng trường phổ thông tư thục là 05 năm.
d) Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng
- Điều hành công việc được hiệu trưởng phân công phụ trách hoặc ủy quyền;
- Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý.
...
Theo đó, Ban kiểm soát có quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường, của hội đồng trường, lãnh đạo và các tổ chức trong trường. Bao gồm cả việc kiểm tra giám sát hoạt động của Hiệu trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng chính là gì? Sự vô hiệu của hợp đồng chính không làm chấm dứt hợp đồng phụ trong trường hợp nào?
- Cách bình chọn Làn Sóng Xanh 2024 Lansongxanh 1vote vn như thế nào? Xem bảng xếp hạng làn sóng xanh ở đâu?
- Phụ lục Thông tư 35 2024 TT BGTVT về các biểu mẫu báo cáo? Tải phụ lục Thông tư 35 2024 TT BGTVT ở đâu?
- Mẫu tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả đánh giá E HSĐXKT đối với gói thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ tại Thông tư 22?
- Từ 1/1/2025, nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông là gì? Lực lượng khác trong Công an nhân dân có nhiệm vụ ra sao?