Nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm mục tiêu gì?
- Nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm mục tiêu gì?
- Nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo phương thức nào?
- Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá được chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước là bao nhiêu ngày?
Nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm mục tiêu gì?
Nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm mục tiêu được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2012/TT-NHNN như sau:
Mục tiêu và nguyên tắc thực hiện nghiệp vụ chiết khấu
1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ chiết khấu với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
2. Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước ưu tiên chiết khấu cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Căn cứ vào tổng hạn mức chiết khấu và mục tiêu ưu tiên đầu tư tín dụng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước phân bổ hạn mức chiết khấu đối với từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chiết khấu phải sử dụng vốn đúng mục đích; khi hết hạn chiết khấu đối với trường hợp chiết khấu có kỳ hạn, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nhận lại giấy tờ có giá theo cam kết và thanh toán đầy đủ tiền mua lại giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì mục tiêu thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước ưu tiên chiết khấu cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Căn cứ vào tổng hạn mức chiết khấu và mục tiêu ưu tiên đầu tư tín dụng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước phân bổ hạn mức chiết khấu đối với từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chiết khấu phải sử dụng vốn đúng mục đích; khi hết hạn chiết khấu đối với trường hợp chiết khấu có kỳ hạn, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nhận lại giấy tờ có giá theo cam kết và thanh toán đầy đủ tiền mua lại giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước.
Nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm mục tiêu gì? (Hình từ Internet)
Nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo phương thức nào?
Nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo phương thức được quy định tại Điều 4 Thông tư 01/2012/TT-NHNN như sau:
Phương thức thực hiện nghiệp vụ chiết khấu
1. Phương thức giao dịch trực tiếp: Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao dịch trực tiếp với Ngân hàng Nhà nước.
2. Phương thức giao dịch gián tiếp: Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao dịch thông qua hệ thống mạng giao dịch nghiệp vụ thị trường tiền tệ theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo phương thức giao dịch trực tiếp và phương thức giao dịch gián tiếp.
- Phương thức giao dịch trực tiếp: Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao dịch trực tiếp với Ngân hàng Nhà nước.
- Phương thức giao dịch gián tiếp: Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao dịch thông qua hệ thống mạng giao dịch nghiệp vụ thị trường tiền tệ theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá được chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước là bao nhiêu ngày?
Thời hạn còn lại giấy tờ có giá được chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 6 Thông tư 01/2012/TT-NHNN như sau:
Giấy tờ có giá được chiết khấu
1. Tiêu chuẩn giấy tờ có giá được chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước:
a) Được phát hành bằng đồng Việt Nam (VND);
b) Được phép chuyển nhượng;
c) Thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu;
d) Không phải là giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu phát hành;
đ) Thời hạn còn lại tối đa của giấy tờ có giá là 91 ngày đối với trường hợp chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá;
e) Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn thời hạn Ngân hàng Nhà nước chiết khấu đối với trường hợp chiết khấu có kỳ hạn.
2. Danh mục giấy tờ có giá được chiết khấu do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
Như vậy, theo quy định trên thì giấy tờ có giá được chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước phải có thời hạn còn lại tối đa là 91 ngày đối với trường hợp chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá;
Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn thời hạn Ngân hàng Nhà nước chiết khấu đối với trường hợp chiết khấu có kỳ hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?