Nghiên cứu viên có được sao chép hồ sơ bệnh án điện tử để phục vụ cho việc nghiên cứu không? Hồ sơ áp dụng các tiêu chuẩn công nghệ thông tin nào?

Tôi có câu hỏi là nghiên cứu viên có được sao chép hồ sơ bệnh án điện tử để phục vụ cho việc nghiên cứu không? Hồ sơ áp dụng các tiêu chuẩn công nghệ thông tin nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.L đến từ Đồng Nai.

Nghiên cứu viên có được sao chép hồ sơ bệnh án điện tử để phục vụ cho việc nghiên cứu không?

Nghiên cứu viên có được sao chép hồ sơ bệnh án điện tử để phục vụ cho việc nghiên cứu không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 46/2018/TT-BYT như sau:

Sử dụng và khai thác hồ sơ bệnh án điện tử
1. Việc sử dụng và khai thác hồ sơ bệnh án điện tử được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc cho phép khai thác hồ sơ bệnh án điện tử trong các trường hợp sau đây:
a) Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được xem hồ sơ bệnh án điện tử tại chỗ hoặc sao chép điện tử để phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật;
b) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư được xem hồ sơ bệnh án điện tử tại chỗ hoặc sao chép điện tử hoặc sao chép giấy có xác nhận của Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền;
c) Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điện tử hoặc bản tóm tắt hồ sơ bệnh án giấy khi có yêu cầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điện tử có các trường thông tin theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
2. Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này khi sử dụng thông tin trong hồ sơ bệnh án điện tử phải giữ bí mật và chỉ được sử dụng đúng mục đích như đã yêu cầu và được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho phép.

Như vậy, theo quy định trên thì nghiên cứu viên trong cơ sở khám chữa bệnh được xem hồ sơ bệnh án điện tử tại chỗ hoặc sao chép điện tử để phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật.

hồ sơ bệnh án điện tử

Hồ sơ bệnh án điện tử (Hình từ Internet)

Danh mục dùng chung trong hồ sơ bệnh án điện tử được quy định như thế nào?

Danh mục dùng chung trong hồ sơ bệnh án điện tử được quy định tại Điều 15 Thông tư 46/2018/TT-BYT như sau:

Danh mục dùng chung trong hồ sơ bệnh án điện tử
Hồ sơ bệnh án điện tử sử dụng danh mục dùng chung theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ bệnh án điện tử sử dụng danh mục dùng chung theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Hồ sơ bệnh án điện tử phải áp dụng các tiêu chuẩn công nghệ thông tin nào?

Hồ sơ bệnh án điện tử phải áp dụng các tiêu chuẩn công nghệ thông tin được quy định tại Điều 14 Thông tư 46/2018/TT-BYT như sau:

Tiêu chuẩn công nghệ thông tin y tế
Hồ sơ bệnh án điện tử phải áp dụng các tiêu chuẩn công nghệ thông tin sau đây:
1. Tiêu chuẩn HL7 gồm kiến trúc tài liệu lâm sàng HL7 CDA và HL7 FHIR.
2. Tiêu chuẩn hình ảnh số và truyền tải trong y tế (DICOM) phiên bản 2.0 trở lên.
3. Tiêu chuẩn về an toàn thông tin y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ trưởng Bộ Y tế.

Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ bệnh án điện tử phải áp dụng các tiêu chuẩn công nghệ thông tin như sau:

- Tiêu chuẩn HL7 gồm kiến trúc tài liệu lâm sàng HL7 CDA và HL7 FHIR.

- Tiêu chuẩn hình ảnh số và truyền tải trong y tế (DICOM) phiên bản 2.0 trở lên.

- Tiêu chuẩn về an toàn thông tin y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ trưởng Bộ Y tế.

Việc trao đổi dữ liệu hồ sơ bệnh án điện tử giữa các cơ sở khám chữa bệnh có được mã hóa không?

Việc trao đổi dữ liệu hồ sơ bệnh án điện tử giữa các cơ sở khám chữa bệnh có được mã hóa không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 46/2018/TT-BYT như sau:

Bảo mật và tính riêng tư của hồ sơ bệnh án điện tử
1. Việc truy cập, chia sẻ thông tin trong hồ sơ bệnh án điện tử cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và các quy định liên quan khác của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có biện pháp sau đây:
a) Kiểm soát truy cập của người dùng gồm xác thực người dùng, phân quyền người dùng theo từng vai trò công việc, thiết lập khoảng thời gian giới hạn cho phép người dùng truy cập vào phần mềm.
b) Bảo vệ, ngăn chặn việc truy cập trái phép vào hồ sơ bệnh án điện tử.
c) Phương án hoặc quy trình phục hồi dữ liệu trong trường hợp có sự cố.
d) Phương án phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và loại bỏ phần mềm độc hại.
3. Việc liên thông, trao đổi dữ liệu hồ sơ bệnh án điện tử giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được mã hóa trong quá trình trao đổi dữ liệu.
4. Thông tin khám, chữa bệnh của người bệnh phải được mã hóa theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
5. Phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử có khả năng ghi vết tất cả các giao dịch, tương tác của người dùng trên phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử bao gồm ngày, thời gian khi xem, nhập mới, chỉnh sửa, hủy, khôi phục dữ liệu, thông tin trong hồ sơ bệnh án điện tử.
6. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ban hành Quy chế về bảo mật thông tin và quyền riêng tư của người bệnh trên cơ sở các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Như vậy, theo quy định trên thì việc liên thông, trao đổi dữ liệu hồ sơ bệnh án điện tử giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được mã hóa trong quá trình trao đổi dữ liệu.

Hồ sơ bệnh án điện tử Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Hồ sơ bệnh án điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tiêu chuẩn công nghệ thông tin được áp dụng cho hồ sơ bệnh án điện tử bao gồm những gì?
Pháp luật
Hồ sơ bệnh án điện tử được lưu trữ như thế nào? Vấn đề bảo mật hồ sơ điện tử được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Hồ sơ bệnh án điện tử có giá trị pháp lý không? Hồ sơ bệnh án điện tử được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Hồ sơ bệnh án điện tử phải đáp ứng các yêu cầu nào? Thời gian cập nhật hồ sơ bệnh án điện tử là bao nhiêu lâu?
Pháp luật
Thông tin định danh người bệnh trong hồ sơ bệnh án điện tử được xây dựng như thế nào? Để bảo mật và tính riêng tư của hồ sơ phải có các biện pháp nào?
Pháp luật
Phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử phải có khả năng kết xuất bản điện tử theo tập tin định dạng nào?
Pháp luật
Nghiên cứu viên có được sao chép hồ sơ bệnh án điện tử để phục vụ cho việc nghiên cứu không? Hồ sơ áp dụng các tiêu chuẩn công nghệ thông tin nào?
Pháp luật
Hồ sơ bệnh án điện tử có bao nhiêu loại? Lộ trình thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Sinh viên được sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử trong trường hợp nào? Nội dung của hồ sơ bệnh án điện tử gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hồ sơ bệnh án điện tử
1,007 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hồ sơ bệnh án điện tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hồ sơ bệnh án điện tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào