Nghĩa vụ của người chồng ngày 20/10 Ngày Phụ nữ Việt Nam được pháp luật hôn nhân quy định như thế nào?

Nghĩa vụ của người chồng ngày 20/10 Ngày Phụ nữ Việt Nam? Người chồng có lời nói xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người vợ vào ngày 20/10 Ngày Phụ nữ Việt Nam bị xử phạt hành chính bao nhiêu theo quy định?

Nghĩa vụ của người chồng ngày 20/10 Ngày Phụ nữ Việt Nam?

Ngày 20/10 không chỉ đơn thuần là Ngày Phụ nữ Việt Nam, mà còn là một cơ hội quan trọng để khẳng định quyền lợi và vị thế của phụ nữ trong xã hội. Ngày này mang ý nghĩa sâu sắc về việc thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của phụ nữ, nhấn mạnh vai trò của họ trong các lĩnh vực như kinh tế, chính trị và văn hóa.

Từ góc độ pháp luật, việc kỷ niệm ngày 20/10 cũng nhắc nhở chúng ta về các chính sách và luật pháp liên quan đến quyền phụ nữ, như Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, và các hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Căn cứ Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tình nghĩa vợ chồng như sau:

Tình nghĩa vợ chồng
1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.

Như vậy, không chỉ ngày 20/10 Ngày Phụ nữ Việt Nam mà kể cả ngày thường, người chồng và kể cả người vợ đều có nghĩa vụ phải thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

Nghĩa vụ của người chồng ngày 20/10 Ngày Phụ nữ Việt Nam được pháp luật hôn nhân quy định như thế nào?

Nghĩa vụ của người chồng ngày 20/10 Ngày Phụ nữ Việt Nam được pháp luật hôn nhân quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Người chồng có lời nói xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người vợ vào ngày 20/10 Ngày Phụ nữ Việt Nam có được xem là hành vi bạo lực gia đình?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về hành vi bạo lực gia đình như sau:

Hành vi bạo lực gia đình
1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
d) Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;
...

Theo đó, hành vi cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm là hành vi bạo lực gia đình.

Do đó, trong trường hợp người chồng cố ý có lời nói xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người vợ không chỉ là vào ngày 20/10 Ngày Phụ nữ Việt Nam mà kể cả ngày thường thì đều được xem là hành vi bạo lực gia đình.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì hành vi cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm (hành vi bạo lực gia đình) là hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Người chồng có lời nói xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người vợ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?

Căn cứ quy định tại Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình như sau:

Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh đối với hành vi quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này.

Đối chiếu với quy định trên và quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, trong trường hợp người chồng cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người vợ thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Lưu ý: Trong trường hợp người chồng có một trong các hành vi sau đây thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:

(1) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

(2) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;

(3) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

Ngoài mức xử phạt hành chính nêu trên, trường hợp người chồng cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người vợ thì còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc xin lỗi công khai khi người vợ có yêu cầu.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

41 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào