Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có phải là văn bản quy phạm pháp luật hay không theo quy định?
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có phải là văn bản quy phạm pháp luật không?
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có phải là văn bản quy phạm pháp luật không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 như sau:
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
…
Như vậy, theo quy định trên thì nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là văn bản quy phạm pháp luật.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có phải là văn bản quy phạm pháp luật hay không theo quy định? (Hình từ Internet)
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được ban hành căn cứ vào đâu?
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được ban hành căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 như sau:
Căn cứ ban hành văn bản
1. Căn cứ ban hành văn bản là văn bản quy phạm pháp luật quy định nội dung, cơ sở để ban hành văn bản, có hiệu lực pháp lý cao hơn; đang có hiệu lực hoặc đã được công bố hoặc ký ban hành, tuy chưa có hiệu lực nhưng phải có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm với văn bản được ban hành.
2. Luật được ban hành căn cứ vào Hiến pháp.
Nghị quyết của Quốc hội được ban hành căn cứ vào Hiến pháp, luật (nếu có).
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị quyết liên tịch được ban hành căn cứ vào Hiến pháp; luật, nghị quyết của Quốc hội (nếu có).
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước được ban hành căn cứ vào Hiến pháp; luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (nếu có).
5. Trường hợp văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn có điều, khoản giao quy định chi tiết thì phải nêu cụ thể điều, khoản đó tại phần căn cứ ban hành văn bản quy định chi tiết.
Trường hợp văn bản quy định chi tiết nhiều điều, khoản hoặc vừa quy định chi tiết các điều, khoản được giao vừa quy định các nội dung khác thì không nhất thiết phải nêu cụ thể các điều, khoản được giao quy định chi tiết tại phần căn cứ ban hành văn bản, nhưng phải được nêu đầy đủ trong phần quy định về phạm vi điều chỉnh của văn bản.
Như vậy, theo quy định trên thì nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được ban hành căn cứ vào Hiến pháp; luật, nghị quyết của Quốc hội (nếu có).
Phần mở đầu nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc gồm những nội dung nào?
Phần mở đầu nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc gồm những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 như sau:
Phần mở đầu văn bản
1. Phần mở đầu bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật) gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; tên văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
Phần mở đầu nghị quyết của Quốc hội gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; tên văn bản; tên cơ quan ban hành văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
2. Phần mở đầu pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
Phần mở đầu nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên văn bản; tên cơ quan ban hành văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
3. Phần mở đầu nghị quyết liên tịch trong đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội là một chủ thể ban hành (sau đây gọi là nghị quyết liên tịch) gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên các cơ quan cùng ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
4. Phần mở đầu lệnh, quyết định của Chủ tịch nước gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; hình Quốc huy; tên cơ quan ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên văn bản; tên cơ quan ban hành văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
5. Phần mở đầu văn bản được ban hành kèm theo văn bản khác (quy chế, quy định) gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành văn bản; tên văn bản và nội dung chú thích về việc ban hành văn bản kèm theo.
Như vậy, theo quy định trên thì Phần mở đầu nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc gồm có Quốc hiệu; Tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành văn bản; số, ký hiệu của văn bản; địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; tên văn bản; tên cơ quan ban hành văn bản và căn cứ ban hành văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng theo Nghị định 147 từ ngày 25/12/2024 như thế nào?
- Hướng dẫn treo cờ Tổ quốc dịp Tết Dương lịch? Cờ Tổ quốc được treo ngoài nhà những ngày tết và ngày lễ nào?
- Ngày 3 tháng 1 là ngày gì? Ngày 3 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy trong tuần? Ngày 3 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Lịch Countdown 2025 Quảng Bình Tết Dương lịch 2025? Địa điểm tổ chức Countdown 2025 Quảng Bình Tết Dương lịch ra sao?
- Mẫu đơn xin rút hồ sơ dự thầu mới nhất? Rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu có được hoàn trả bảo đảm dự thầu?