Nghỉ hưu trước tuổi: Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc được tính như thế nào?
- Nghỉ hưu trước tuổi: Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc được tính như thế nào?
- Đối tượng nào được hưởng trợ cấp theo thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc theo Thông tư 01?
- Tổng thời gian để tính trợ cấp theo thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc có tháng lẻ thì được làm tròn không?
Nghỉ hưu trước tuổi: Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc được tính như thế nào?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 1/2025/TT-BNV quy định cách tính trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người nghỉ hưu trước tuổi như sau:
(1) Đối với trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP như sau:
Đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
(2) Đối với trường hợp có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP như sau:
Đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Lưu ý:
Trường hợp có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP thì được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm như cách tính cho người nghỉ hưu trong thời hạn 12 tháng đầu tiên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 1/2025/TT-BNV.
Nghỉ hưu trước tuổi: Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc được tính như thế nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được hưởng trợ cấp theo thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc theo Thông tư 01?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 01/2025/TT-BNV quy định cụ thể như sau:
Đối tượng áp dụng
Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người lao động quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP.
Theo đó, đối tượng được hưởng trợ cấp theo thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Cán bộ, công chức cấp xã và người lao động quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, cụ thể: Cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và lực lượng vũ trang do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp (sau đây viết tắt là sắp xếp tổ chức bộ máy) quy định tại Điều 1 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, bao gồm
+ Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức;
+ Cán bộ, công chức cấp xã;
+ Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15/01/2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức (sau đây viết tắt là người lao động).
Lưu ý: Đối với những người đã hưởng chính sách quy định tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP ngày 03/6/2023 của Chính phủ về tinh giản biên chế trước ngày 01/01/2025 thì không được hưởng chính sách, chế độ quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Tổng thời gian để tính trợ cấp theo thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc có tháng lẻ thì được làm tròn không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP như sau:
Cách xác định thời gian và tiền lương để tính hưởng chính sách,chế độ
1. Thời gian nghỉ sớm để tính số tháng hưởng chế độ trợ cấp hưu trí một lần là thời gian kể từ thời điểm nghỉ hưu ghi tại quyết định nghỉ hưu đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ, tối đa 5 năm (60 tháng).
2. Thời gian để tính trợ cấp thôi việc là thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang quy định tại Điều 1 Nghị định này:
a) Trường hợp thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 05 năm trở lên thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc tối đa 05 năm (60 tháng).
b) Trường hợp thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 05 năm thì thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc bằng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
3. Thời gian để tính trợ cấp theo số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 7, khoản 2 Điều 9 và khoản 2 Điều 10 Nghị định này là tổng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (theo sổ bảo hiểm xã hội của mỗi người) nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc làm hoặc chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc chưa hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ. Trường hợp tổng thời gian để tính trợ cấp có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 0,5 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.
4. Thời gian để tính trợ cấp theo số năm nghỉ hưu trước tuổi quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định này, nếu có số tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 0,5 năm; từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.
5. Thời điểm được dùng làm căn cứ để tính đủ tuổi đời hưởng chính sách, chế độ nghỉ việc là ngày 01 tháng sau liền kề với tháng sinh; trường hợp trong hồ sơ không xác định ngày, tháng sinh trong năm thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh.
...
Như vậy, trường hợp tổng thời gian để tính trợ cấp theo thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc có tháng lẻ thì sẽ được tính tròn theo nguyên tắc sau:
- Từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 0,5 năm;
- Từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 01 năm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kết nối để cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động ra sao?
- Đường đô thị bao gồm những đường nào? Số hiệu của đường đô thị là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quy định việc quản lý đường đô thị?
- Hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tại nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân gồm tài liệu gì?
- 5+ mẫu viết đoạn văn tả thầy giáo mà em yêu quý lớp 5 ngắn gọn, điểm cao? Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học?
- Viết đoạn văn tưởng tượng em là cánh diều bay lượn trên bầu trời lớp 4? Yêu cầu cần đạt về viết đoạn văn của học sinh lớp 4?