Nghị định 95/2023/NĐ-CP quy định chi tiết về biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo như thế nào?
Nghị định 95/2023/NĐ-CP quy định chi tiết về biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo?
Ngày 29/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 95/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
Theo đó, Nghị định 95/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật tín ngưỡng, tôn giáo về quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; trình tự, thủ tục cấp dăng ký pháp nhân phi thương mại đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc; trình tự, thủ tục giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; trình tự, thủ tục giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo; trình tự, thủ tục chấp thuận, đăng ký việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài; việc tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận và quản lý các khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài; việc quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và các biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
Nghị định 95/2023/NĐ-CP áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
Nghị định 95/2023/NĐ-CP quy định chi tiết về biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo theo Nghị định mới nhất như thế nào?
Tại Điều 6 Nghị định 95/2023/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung như sau:
- Trước khi thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung trong địa bàn một xã, người đại diện nhóm có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 2 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Hồ sơ đề nghị gồm:
+ Văn bản đề nghị nêu rõ tên của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; tên tôn giáo; tên nhóm; họ và tên người đại diện; lý do, dự kiến thời điểm thay đổi; địa điểm nhóm đang sinh hoạt tôn giáo và dự kiến địa điểm mới.
+ Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp mới để làm nơi sinh hoạt tôn giáo tập trung.
+ Văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo về việc thay đổi địa điểm đối với nhóm sinh hoạt tôn giáo do tổ chức đăng ký.
- Trước khi thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung đến địa bàn xã khác, người đại diện nhóm có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến có địa điểm mới.
Hồ sơ đề nghị thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 95/2023/NĐ-CP kèm theo bản sao văn bản chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung lần đầu.
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến đặt địa điểm mới để sinh hoạt tôn giáo tập trung có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thay đổi địa điểm trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày được chấp thuận địa điểm mới, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung phải chấm dứt sinh hoạt tôn giáo tại địa điểm cũ và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung cũ.
Văn bản thông báo nêu rõ tên của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; tên nhóm; họ và tên người đại diện của nhóm; thời điểm thay đổi; địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung mới; thời điểm chấm dứt sinh hoạt tôn giáo tại địa điểm cũ.
Thủ tục thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung được quy định như thế nào?
Tại Điều 5 Nghị định 95/2023/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung:
- Trước khi thay đổi người đại diện, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung.
- Hồ sơ đăng ký gồm:
+ Văn bản đăng ký nêu rõ tên của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; tên tôn giáo; tên nhóm, họ và tên, nơi cư trú của người đại diện cũ và người đại diện mới của nhóm; lý do, dự kiến thời điểm thay đổi.
+ Sơ yếu lý lịch của người đại diện mới.
+ Văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo về việc thay đổi người đại diện đối với nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung do tổ chức đăng ký.
+ Biên bản cuộc họp bầu, cử người đại diện mới (nếu có).
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nghị định 95/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ 30/03/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 6 tháng 1 là ngày gì? Ngày 6 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 6 1 2025 thứ mấy?
- Viết đoạn văn kể lại một lần em làm việc nhà được cha mẹ khen hay nhất? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học mới nhất là gì?
- 03 Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ hàng tháng năm 2025 mới nhất? Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ mới nhất 2025 hàng tháng?
- Ngày 7 tháng 1 là ngày gì? Ngày 7 tháng 1 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 7 tháng 1 có phải lễ lớn?
- Giải quyết khiếu nại về cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động theo Nghị định 147 như thế nào?