Nghề rèn, dập trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Sau khi tốt nghiệp nghề này thì người học phải đạt được tối thiểu những kiến thức nào?
Nghề rèn, dập trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 13 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ khí (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
“Rèn, dập” trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề gia công kim loại bằng áp lực nhờ quá trình biến dạng dẻo của vật liệu để nhận được sản phẩm hoặc bán sản phẩm có hình dáng, kích thước theo yêu cầu, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Áp lực tạo ra trong quá trình rèn, dập có thể được thực hiện bằng tay (rèn tay), hoặc bằng máy (thiết bị rèn dập - thiết bị gia công áp lực); quá trình gia công biến dạng có thể thực hiện ở trạng thái nguội (dập nguội) hoặc ở trạng thái nóng (rèn, dập nóng).
Môi trường làm việc của người hành nghề rèn, dập cũng đã được cải thiện nhiều so với trước đây bởi tất cả các nhà máy, phân xưởng gia công áp lực đều áp dụng các giải pháp công nghệ nhằm giảm thiểu tác hại của rung động, tiếng ồn, nhiệt độ có ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động.
Tuy nhiên để hành nghề, người lao động cần phải có sức khỏe, có kiến thức, tư duy về công nghệ cơ khí, hiểu biết về ngành nghề, xu hướng phát triển công nghệ; thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm để vận hành, gia công được sản phẩm trên các thiết bị rèn, dập hiện đại, tiên tiến, đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.800 giờ (tương đương 65 tín chỉ).
Như vậy, nghề rèn, dập trình độ cao đẳng là ngành nghề mà người hành nghề gia công kim loại bằng áp lực nhờ quá trình biến dạng dẻo của vật liệu để nhận được sản phẩm hoặc bán sản phẩm có hình dáng, kích thước theo yêu cầu, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nghề rèn, dập (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp nghề rèn, dập trình độ cao đẳng người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 13 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kiến thức
- Phân tích được quy ước, ký hiệu trên bản vẽ vật rèn;
- Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi sử dụng các thiết bị, dụng cụ rèn, dập khối và dập tấm;
- Phân tích được đặc điểm, tính chất của các loại vật liệu thường dùng trong rèn dập và các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của kim loại khi nung, khi rèn, dập;
- Trình bày được phương pháp lập bản vẽ phôi từ bản vẽ chi tiết khi rèn dập nóng;
- Phân tích được quá trình biến dạng của kim loại ở trạng thái nóng, nguội dưới tác dụng của ngoại lực;
- Trình bày được cách lựa chọn lò nung, phương pháp nung và chế độ nung kim loại;
- Trình bày được phương pháp sử dụng và tiết kiệm nguồn năng lượng trong rèn dập;
- Trình bày được phương pháp thiết kế quy trình công nghệ rèn tự do; dập khối; dập tấm;
- Trình bày được cấu tạo, phương pháp đo và bảo quản các loại dụng cụ đo dùng cho nghề rèn, dập;
- Phân tích được các dạng sai hỏng thường gặp khi rèn, dập; nguyên nhân và cách phòng ngừa, khắc phục;
- Trình bày được các biện pháp đảm bảo vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Theo đó, sau khi tốt nghiệp nghề rèn, dập trình độ cao đẳng người học phải có được tối thiểu những kiến thức như trên.
Người học nghề rèn, dập trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 13 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Rèn, dập, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Như vậy, người học nghề rèn, dập trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như sau:
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Rèn, dập, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?