Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được tổ chức vào ngày 19 tháng 8 hằng năm có đúng không?
Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được tổ chức vào ngày 19 tháng 8 hằng năm có đúng không?
Theo Điều 6 Luật Công an nhân dân 2018 quy định như sau:
Ngày truyền thống của Công an nhân dân
Ngày 19 tháng 8 hằng năm là ngày truyền thống của Công an nhân dân và là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Theo quy định nêu trên thì ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được tổ chức vào ngày 19 tháng 8 hằng năm. Ngày 19/8 cũng là Ngày truyền thống của Công an nhân dân.
Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được tổ chức vào ngày 19 tháng 8 hằng năm có đúng không? (Hình từ Internet)
Ai có nhiệm vụ xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc?
Theo khoản 12 Điều 16 Luật Công an nhân dân 2018 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân
1. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; tham gia thẩm định, đánh giá tác động về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội đối với quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật; kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh với hoạt động quốc phòng và đối ngoại.
..
12. Làm nòng cốt xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng - văn hóa, an ninh mạng, an ninh thông tin, truyền thông, an ninh xã hội, an ninh môi trường.
13. Hướng dẫn, huấn luyện nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật đối với các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở, bảo vệ dân phố, dân phòng, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
14. Áp dụng các biện pháp vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
15. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vũ lực, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện khác để tấn công, truy bắt tội phạm, ngăn chặn người đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi vi phạm pháp luật khác và để phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật.
16. Quyết định hoặc kiến nghị đình chỉ, đình chỉ có thời hạn hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi gây nguy hại hoặc đe dọa gây nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật khi có căn cứ xác định liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật. Huy động, trưng dụng theo quy định của pháp luật phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra.
...
Theo quy định nêu trên thì Công an nhân dân có nhiệm vụ làm nòng cốt xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Cơ quan nào có trách nhiệm tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc?
Theo khoản 2 Điều 10 Luật Công an nhân dân 2018 quy định như sau:
Giám sát hoạt động của Công an nhân dân
1. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện giám sát hoạt động của Công an nhân dân.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ và xây dựng Công an nhân dân, giám sát việc thực hiện pháp luật về Công an nhân dân.
Như vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?