Ngày 5 tháng 9 là ngày gì? 5 9 2024 còn bao nhiêu ngày? 5 9 2024 thứ mấy? Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 2025?
Ngày 5 tháng 9 là ngày gì? 5 9 2024 còn bao nhiêu ngày? 5 9 2024 thứ mấy?
>> Xem thêm: Ngày 7 tháng 9 năm 2024 là ngày gì?
>> Xem thêm: Ngày 8 8 âm là ngày bao nhiêu dương 2024? 8 8 Âm Lịch 2024 là ngày gì?
>> Xem thêm: Ngày 8 tháng 9 năm 2024 là ngày gì?
>> Xem thêm: Mẫu lời chúc ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam 7 9 ý nghĩa nhất
>> Xem thêm: Bão số 3 Yagi 2024 học sinh có được nghỉ học không, có khai giảng nơi có bão không?
>> Xem thêm: Mẫu bài phát biểu của giáo viên nhân ngày Khai giảng 2024
>> Xem thêm: Lịch khai giảng ngày 5 9 2024 năm học 2024 2025 đối với học sinh 63 tỉnh thành.
>> Xem thêm: Lịch nghỉ Tết dương lịch 2025
Ngày 05/09/1945 - 3 ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho các em học sinh nhân khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập mới.
Đồng thời, tại Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 về ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc. Theo đó, học sinh các cấp trên cả nước sẽ được tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.
Như vậy, ngày 05 tháng 9 năm 2024 là ngày học sinh các cấp trên cả nước sẽ được tổ chức khai giảng.
Ngày 5/9/1945 chính là ngày khai giảng đầu tiên của nước Việt Nam ta. Tính đến thời điểm năm 2024 đã được 79 năm kể từ ngày khai giảng đầu tiên đó.
Bên cạnh đó, ngày 5 tháng 9 còn là Ngày Quốc tế Từ thiện
Dưới đây là lịch tháng 9 năm 2024 (dương lịch):
Cụ thể, tháng 9 năm 2024 bắt đầu từ ngày 01/9/2024 (Chủ nhật) nhằm ngày 29/7/2024 âm lịch và kết thúc vào ngày 30/9/2024 (Thứ hai) nhằm ngày 28/8/2024 âm lịch.
Như vậy, ngày 5 9 2024 (Dương lịch) là ngày 3 tháng 8 năm 2024 (Âm lịch) trúng thứ năm.
Tính từ hôm nay ngày 28/8/2024 thì còn 8 ngày nữa là đến ngày 5 9 2024.
Ngày 5 tháng 9 là ngày gì? 5 9 2024 còn bao nhiêu ngày? 5 9 2024 thứ mấy? Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 2025? (Hình từ Internet)
Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 thế nào?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:
- Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
- Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.
- Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.
- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.
- Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.
- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.
- Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quy định cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông thế nào?
Căn cứ theo Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông như sau:
(1) Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
- Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
- Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
- Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
(2) Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại (1) bao gồm:
+ Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
+ Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
(3) Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
(4) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một; việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các trường hợp quy định tại (2).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?