Ngày 27/4 hằng năm là ngày gì? Dịch vụ kiến trúc có bao gồm dịch vụ thiết kế nội thất hay không?
- Ngày 27 tháng 4 hằng năm là ngày gì?
- Dịch vụ thiết kế nội thất có phải là dịch vụ kiến trúc hay không?
- Người nước ngoài có được cung cấp dịch vụ thiết kế nội thất tại Việt Nam hay không?
- Người nước ngoài hành nghề kiến trúc ở Việt Nam cần chuẩn bị hồ sơ công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc bao gồm giấy tờ gì?
Ngày 27 tháng 4 hằng năm là ngày gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Kiến trúc 2019 có quy định như sau:
Ngày Kiến trúc Việt Nam
Ngày 27 tháng 4 hằng năm là ngày Kiến trúc Việt Nam.
Được biết vào ngày 27/4/1948, tại làng Thản Sơn, xã Chiến Thắng, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Yên (nay là xã Liễn Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) đã diễn ra Hội nghị chính thức thành lập Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam (nay là Hội Kiến trúc sư Việt Nam). Đây cũng chính là ngày Bác Hồ đã gửi thư cho các kiến trúc sư ở Đại hội lần thứ I. Và ngày 27/4 hàng năm được chọn là ngày Kiến trúc Việt Nam.
Ngày 27/4 hằng năm là ngày gì? Dịch vụ kiến trúc có bao gồm dịch vụ thiết kế nội thất hay không? (Hình từ Internet)
Dịch vụ thiết kế nội thất có phải là dịch vụ kiến trúc hay không?
Theo quy định tại Điều 19 Luật Kiến trúc 2019 có quy định về dịch vụ kiến trúc cụ thể như sau:
Dịch vụ kiến trúc
1. Dịch vụ kiến trúc là loại hình kinh doanh dịch vụ tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.
2. Dịch vụ kiến trúc bao gồm:
a) Thiết kế kiến trúc công trình;
b) Thiết kế kiến trúc trong đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, thiết kế đô thị;
c) Thiết kế kiến trúc cảnh quan;
d) Thiết kế nội thất;
đ) Chỉ dẫn đặc điểm kỹ thuật kiến trúc công trình;
e) Đánh giá kiến trúc công trình;
g) Thẩm tra thiết kế kiến trúc.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì dịch vụ kiến trúc là loại hình kinh doanh dịch vụ tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.
Dịch vụ kiến trúc bao gồm 7 dịch vụ nêu trên. Trong đó, dịch vụ thiết kế nội thất được xem là dịch vụ kiến trúc.
Người nước ngoài có được cung cấp dịch vụ thiết kế nội thất tại Việt Nam hay không?
Theo quy định tại Điều 31 Luật Kiến trúc 2019 có quy định về hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam cụ thể như sau:
Hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam
1. Người nước ngoài được hành nghề kiến trúc tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại Việt Nam hoặc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được Việt Nam công nhận, chuyển đổi;
b) Tuân thủ pháp luật Việt Nam và Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề của Việt Nam.
2. Việc công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:
a) Người nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, tham gia dịch vụ kiến trúc ở Việt Nam dưới 06 tháng thì thực hiện thủ tục công nhận chứng chỉ hành nghề kiến trúc, từ 06 tháng trở lên thì thực hiện thủ tục chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Việc công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc giữa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ được thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Chính phủ quy định chi tiết cách xác định thời gian tham gia dịch vụ kiến trúc ở Việt Nam; quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài hành nghề kiến trúc ở Việt Nam.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người nước ngoài được cung cấp dịch vụ thiết kế nội thất tại Việt Nam và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại Việt Nam hoặc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được Việt Nam công nhận, chuyển đổi;
- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề của Việt Nam.
Cần lưu ý rằng, người nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, tham gia dịch vụ kiến trúc ở Việt Nam dưới 06 tháng thì thực hiện thủ tục công nhận chứng chỉ hành nghề kiến trúc, từ 06 tháng trở lên thì thực hiện thủ tục chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Việc công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc giữa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ được thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Người nước ngoài hành nghề kiến trúc ở Việt Nam cần chuẩn bị hồ sơ công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc bao gồm giấy tờ gì?
Căn cứ theo Điều 30 Nghị định 85/2020/NĐ-CP có quy định về hồ sơ công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài hành nghề kiến trúc ở Việt Nam.
Theo đó, hồ sơ đề nghị công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài ở Việt Nam bao gồm:
- Đơn đề nghị công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trang chân dung của cá nhân đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
- Bản sao văn bằng được đào tạo, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, dịch ra tiếng Việt và được công chúng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?