Ngày 25/11 là Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái đúng không? Cơ quan bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em gái?
- Lấy ngày 25/11 là Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái đúng không? Cơ quan bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em gái?
- Nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có quy định khác với pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em gái thì áp dụng quy định nào?
- Nhà nước có những chính sách bình đẳng giới nào?
Lấy ngày 25/11 là Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái đúng không? Cơ quan bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em gái?
Ngày Quốc tế Xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là ngày 25 tháng 11 hằng năm. Ngày này được Liên Hợp Quốc chính thức công nhận vào năm 1999, với mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn nạn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, thúc đẩy các hành động để chấm dứt nạn bạo lực này.
Tại Việt Nam, cơ quan bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái được quy định tại Điều 30 Luật Bình đẳng giới 2006, cụ thể như sau:
Trách nhiệm của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
1. Thực hiện các quy định tại Điều 29 của Luật này.
2. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan bồi dưỡng, giới thiệu phụ nữ đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; phụ nữ đủ tiêu chuẩn tham gia quản lý, lãnh đạo các cơ quan trong hệ thống chính trị.
4. Thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
Theo đó, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là cơ quan bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái.
Ngày 25/11 là Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái đúng không? Cơ quan bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em gái? (hình từ internet)
Nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có quy định khác với pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em gái thì áp dụng quy định nào?
Tại Điều 3 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về việc áp dụng điều ước quốc tế về bình đẳng giới như sau:
Áp dụng điều ước quốc tế về bình đẳng giới
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Đồng thời tại Điều 6 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định như sau:
Điều ước quốc tế và quy định của pháp luật trong nước
1. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.
2. Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó.
Như vậy, nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có quy định khác với quy định khác với pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em gái thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trừ Hiến pháp.
Nhà nước có những chính sách bình đẳng giới nào?
Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới được quy định tại Điều 7 Luật Bình đẳng giới 2006 như sau:
Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới
1. Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.
2. Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình.
3. Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
4. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới.
5. Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước.
Như vậy, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em, nhà nước có những chính sách bình đẳng giới như sau:
- Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.
- Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình.
- Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
- Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới.
- Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng được sử dụng trong các hoạt động nào? Lập hóa đơn GTGT sai thời điểm bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời gian trong ngành Công an có được tính để thi nâng ngạch? Rà soát, xác định và lập danh sách dự thi nâng ngạch thuộc thẩm quyền của ai?
- Chu kỳ giao dịch trong thị trường điện được tính là bao lâu? Điều chỉnh sản lượng hợp đồng chu kỳ giao dịch như thế nào?
- Phòng kinh doanh là gì? Tải sơ đồ quy trình làm việc phòng kinh doanh? Thu nhập chịu thuế TNDN?
- Hội là gì? Khi thành lập hội cần phải đáp ứng những điều kiện nào? Hồ sơ đề nghị thành lập hội gồm những gì?