Ngày 22 tháng 12 là Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam hay ngày truyền thống của Quân đội nhân dân?
Ngày 22 tháng 12 là Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam hay ngày truyền thống của Quân đội nhân dân?
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 quy định về quân đội nhân dân như sau:
Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
2. Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
...
Đồng thời, căn cứ Mục 1 Chương V Thông tư 199/2016/TT-BQP quy định:
KỶ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22-12-1944, NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22-12-1989)
Điều 12. Tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Ngày hội Quốc phòng toàn dân
1. Năm khác:
a) Các đơn vị tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, cổ động trực quan, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao chào mừng kỷ niệm;
b) Các cơ quan thông tấn, báo chí trong Quân đội tổ chức tuyên truyền, đưa tin về sự kiện.
...
Theo đó, ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân. Đồng thời, ngày 22/12 cũng chính là ngày kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngày 22 tháng 12 là Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam hay ngày truyền thống của Quân đội nhân dân? (Hình từ Internet)
Công nhân, viên chức quốc phòng có được nghỉ vào ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 không?
Chế độ nghỉ của công nhân, viên chức quốc phòng được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 113/2016/TT-BQP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 109/2021/TT-BQP) như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Hằng năm, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ ngày lễ, tết theo quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật Lao động và ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22 tháng 12).
2. Đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu hoặc do yêu cầu nhiệm vụ, việc nghỉ ngày lễ, tết do chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ tình hình nhiệm vụ của đơn vị thực hiện cho phù hợp.
Như vậy, theo quy định, hằng năm, công nhân, viên chức quốc phòng được nghỉ ngày lễ, tết theo quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật Lao động 2019 và ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22 tháng 12).
Công nhân, viên chức quốc phòng có những nghĩa vụ nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định thì công nhân, viên chức quốc phòng có các nghĩa vụ sau đây:
(1) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
(2) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao;
(3) Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên;
Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật, điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân thì công nhân, viên chức quốc phòng phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh;
Trường hợp vẫn phải chấp hành thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó;
(4) Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, quân đội, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
(5) Học tập chính trị, quân sự, pháp luật, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ;
Rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và thể lực, nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu phù hợp với từng đối tượng;
(6) Quân nhân chuyên nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;
Bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, thực hiện nghĩa vụ quốc tế, chấp hành điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân, các nghĩa vụ khác của quân nhân theo quy định của Hiến pháp 2013, pháp luật;
(7) Công nhân quốc phòng phải thực hiện nghĩa vụ của người lao động, chấp hành kỷ luật, nội quy lao động theo quy định của pháp luật;
Viên chức quốc phòng phải thực hiện nghĩa vụ của viên chức theo quy định của Luật Viên chức 2010.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản đồ kế hoạch sử dụng đất là gì? Việc lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện bao gồm những gì?
- Năm cá nhân số 2 năm 2025 có ý nghĩa như thế nào? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh theo Luật Đất đai mới nhất là gì?
- Mẫu hợp đồng lao động với người cao tuổi? Người lao động cao tuổi được áp dụng chế độ làm việc như thế nào?
- Năm 2025, tài xế xe khách lắp thêm hay bớt ghế, giường nằm không đúng quy định bị phạt bao nhiêu?