Ngày 19/11 là Ngày Quốc tế Nam giới đúng không? Nam giới Việt Nam bao nhiêu tuổi thì sẽ đủ tuổi kết hôn?
Ngày 19/11 là Ngày Quốc tế Nam giới đúng không? Nam giới Việt Nam bao nhiêu tuổi thì sẽ đủ tuổi kết hôn?
Ngày Quốc tế Nam giới được tổ chức ngày 19/11 hằng năm. Đây là dịp để tôn vinh vai trò của nam giới trong cộng đồng, gia đình, thúc đẩy sự bình đẳng giới.
Về sự ra đời của ngày lễ này thì vào năm 1999, Tiến sĩ Jerome Teelucksingh - giảng viên lịch sử tại Đại học Tây Ấn ở Trinidad và Tobago đã chọn ngày 19/11 như một lời tri ân dành cho người cha của mình. Không những vậy, đây còn là dịp để tuyên truyền các vấn đề ảnh hưởng đến nam giới và các bé trai. Ý tưởng này nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu, điển hình như Úc (2003), Ấn Độ (2007),...
Tính đến hiện nay, Ngày Quốc tế Nam giới đã được tổ chức tại hơn 170 quốc gia gồm Nam Phi, Ấn Độ, Áo, Đan Mạch, Singapore,...
Ở Việt Nam, tuổi kết hôn của nam giới được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Theo quy định trên, nam giới được kết hôn khi đủ 20 tuổi trở lên và đáp ứng những điều kiện sau:
+ Kết hôn với nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.
+ Nam, nữ đăng ký kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự.
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định.
Lưu ý: Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Ngày Quốc tế Nam giới 19/11 (Hình từ Internet)
Nam giới độc thân có được nhận con nuôi không?
Theo Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:
Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.
Theo đó, nam giới độc thân có thể được nhận con nuôi khi đáp ứng những điều kiện sau:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.
+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
+ Có tư cách đạo đức tốt.
+ Không thuộc trường hợp không được nhận con nuôi được quy định tại khoản 2 Điều 14 nêu trên.
Lưu ý: trường hợp nam giới độc thân là cậu, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không bắt buộc phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; và không bắt buộc đáp ứng điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
Những công việc nào gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nam giới?
Theo Phần II Phụ lục Danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH thì những công việc lao động gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nam giới gồm:
+ Tiếp xúc trực tiếp với kim loại nặng như Cadimi (CD), chì (Pb), niken (Ni), thủy ngân (Hg) ...
+ Tiếp xúc với hóa chất công nghiệp như Benzene (C6H6); Toluene (C7H8); Xylene (C6H10), thuốc trừ sâu, diệt cỏ, dung môi hữu cơ, vật liệu sơn.
+ Tiếp xúc trực tiếp với sóng siêu âm cao tần như sóng ra-đa (radar)…
+ Vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu nhà máy điện hạt nhân.
+ Sử dụng chất phóng xạ.
+ Sản xuất chế biến chất phóng xạ.
+ Lưu trữ chất phóng xạ và xử lý, lưu trữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
+ Sử dụng thiết bị bức xạ, vận hành thiết bị chiếu xạ.
+ Đóng gói, vận chuyển chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân.
+ Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ.
+ Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử có khả năng tiếp xúc trực tiếp với bức xạ ion hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?