Ngày 17 tháng 10 là ngày gì? Có phải là Ngày Quốc tế Xóa nghèo? Mục tiêu chính sách xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 của Nhà nước?

Ngày 17 tháng 10 là ngày gì? Có phải là Ngày Quốc tế Xóa nghèo? Mục tiêu chính sách xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 của Nhà nước? Kết quả cần đạt được đến năm 2025 của chính sách xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2021 2025?

Ngày 17 tháng 10 là ngày gì? Ngày 17 tháng 10 có phải là Ngày Quốc tế Xóa nghèo?

Xóa đói giảm nghèo là một chính sách, chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Mục tiêu của xóa đói giảm nghèo là cải thiện điều kiện sống cho những người nghèo và những nhóm dân cư yếu thế, nhằm đảm bảo họ có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục, nước sạch, vệ sinh, và việc làm.

Ngày Quốc tế Xóa nghèo (International Day for the Eradication of Poverty) được Liên Hợp Quốc chọn là ngày 17 tháng 10 hàng năm.

Ngày Quốc tế Xóa nghèo bắt đầu vào năm 1992, sau khi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết công nhận ý nghĩa của ngày này. Ý tưởng về ngày này được lấy cảm hứng từ sự kiện ngày 17 tháng 10 năm 1987, khi khoảng 100.000 người tập trung tại quảng trường Trocadéro, Paris để tưởng nhớ các nạn nhân của đói nghèo, bạo lực và đói khát.

Kể từ đó, ngày 17/10 hàng năm đã trở thành ngày để tôn vinh những nỗ lực trong việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao nhận thức về vấn đề này và kêu gọi hành động từ chính phủ, tổ chức quốc tế, và cộng đồng nhằm đạt được mục tiêu xóa bỏ nghèo đói toàn cầu.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Ngày 17 tháng 10 là ngày gì? Có phải là Ngày Quốc tế Xóa nghèo? Mục tiêu chính sách xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 của Nhà nước?

Ngày 17 tháng 10 là ngày gì? Có phải là Ngày Quốc tế Xóa nghèo? (Hình từ Internet)

Ngày Quốc tế Xóa nghèo có phải ngày lễ lớn của Việt Nam? Mục tiêu chính sách xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2021 2025 của Nhà nước?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định 08 ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:

1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).

2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).

3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).

4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).

5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).

6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).

7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945)

8. Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, ngày Quốc tế Xóa nghèo không phải ngày lễ lớn của Việt Nam.

Theo Mục I Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 2025 quy định mục tiêu của chính sách xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2021 2025 như sau:

* Mục tiêu tổng quát của chính sách xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2021 2025:

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

* Mục tiêu cụ thể của chính sách xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2021 2025:

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1,0 - 1,5%/năm;

- Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3,0%/năm;

- 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn;

- Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4 - 5%/năm.

Kết quả cần đạt được đến năm 2025 của chính sách xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2021 2025?

Các kết quả và chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2025 của chính sách xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2021 2025 theo tiểu mục 3 Mục I Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 2025 bao gồm:

(1) Các kết quả và chỉ tiêu chủ yếu của Chương trình:

- Phấn đấu giảm 1/2 số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia;

- 100% các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng, phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, gồm: đường giao thông, trường học, cơ sở y tế, cầu, hạ tầng điện, công trình thủy lợi;

- Hỗ trợ xây dựng, nhân rộng trên 1.000 mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;

- Phấn đấu 80% người có khả năng lao động, có nhu cầu thuộc hộ nghèo, hộ trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập;

- Phấn đấu hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm bền vững;

- 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia, xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng và nghiệp vụ giảm nghèo.

(2) Các chỉ tiêu giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản:

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 2025 cùng với hệ thống chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội góp phần giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản như sau:

- Chiều thiếu hụt về việc làm:

+ 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm;

+ Tối thiểu 100.000 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn được hỗ trợ kết nối việc làm thành công;

+ Tối thiểu 9.500 người lao động thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ đào tạo; trong đó, có khoảng 5.700 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (ít nhất 80% hộ gia đình có người đi làm việc ở nước ngoài sẽ thoát nghèo). Hỗ trợ khoảng 1.200 người lao động tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo các Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận.

- Chiều thiếu hụt về y tế: 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 16 tuổi tại các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo xuống dưới 34%.

- Chiều thiếu hụt về giáo dục, đào tạo:

+ Tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt 90%;

+ Tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và tỷ lệ người lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn qua đào tạo đạt 60%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 25%; 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp.

- Chiều thiếu hụt về nhà ở: Tối thiểu 100.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo được hỗ trợ nhà ở, đảm bảo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

- Chiều thiếu hụt về nước sinh hoạt và vệ sinh: 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; ít nhất 60% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Chiều thiếu hụt về thông tin: 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet; 95% các hộ gia đình sinh sống địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được tiếp cận thông tin về giảm nghèo bền vững thông qua các hình thức xuất bản phẩm, sản phẩm truyền thông.

Ngày quốc tế xóa nghèo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày 17 tháng 10 là ngày gì? Có phải là Ngày Quốc tế Xóa nghèo? Mục tiêu chính sách xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2021-2025 của Nhà nước?
Pháp luật
Ngày 17 tháng 10 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 17 tháng 10 năm 2024 là thứ mấy trong tuần?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngày quốc tế xóa nghèo
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
3,791 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày quốc tế xóa nghèo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngày quốc tế xóa nghèo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào