Ngày 12 tháng 12 là ngày Quốc khánh của nước nào? Ngày 12 tháng 12 có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động không?
Ngày 12 tháng 12 là ngày Quốc khánh của nước nào?
Ngày Quốc khánh Kenya là ngày 12 tháng 12 hàng năm. Ngày này kỷ niệm việc Kenya giành được độc lập từ Anh Quốc vào năm 1963. Trước đó, Kenya là một phần của Đế quốc Anh. Ngày Quốc khánh Kenya được tổ chức trọng thể với các hoạt động như diễu hành, lễ kỷ niệm quốc gia và các sự kiện văn hóa khác để tưởng nhớ sự kiện quan trọng này trong lịch sử của đất nước.
Năm 1890, Anh và Đức phân chia Đông Phi và Kenya được đặt dưới quyền của Anh.Chính phủ Anh tuyên bố sẵn sàng trở thành “Khu bảo tồn Đông Phi” vào năm 1895, và vào năm 1920, nó được đổi thành thuộc địa của mình. Mãi đến ngày 1 tháng 6 năm 1963, Kennedy mới thành lập chính phủ tự trị và tuyên bố độc lập vào ngày 12 tháng 12.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày 12 tháng 12 là ngày Quốc khánh của nước nào? Ngày 12 tháng 12 có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động không? (Hình từ Internet)
Và tại Việt Nam thì ngày 12 tháng 12 không phải là một trong 08 ngày lễ lớn của đất nước theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày 12 12 không phải là ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định.
Ngày 12 tháng 12 có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Đối chiếu với quy định trên thì người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
(1) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
(2) Tết Âm lịch: 05 ngày;
(3) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
(4) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
(5) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
(6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy, ngày 12 tháng 12 không phải là ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương của người lao động.
Tuy nhiên, đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì được nghỉ ngày 12 tháng 12 nếu đó là ngày Tết cổ truyền dân tộc hoặc ngày Quốc khánh của đất nước họ.
Các trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép?
Theo quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019, các trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động bao gồm:
- Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
- Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
- Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
- Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
- Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
- Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
Xem thêm: Có được cưỡng chế thu hồi đất vào ngày lễ Quốc khánh không?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận của Bí thư chi bộ năm 2024 ngắn gọn? Bài phát biểu tham luận tại Hội nghị tổng kết của Bí thư chi bộ?
- Trường chuyên được thành lập ở cấp học nào? Lớp học trong trường chuyên được tổ chức theo môn học nào?
- Bài tham luận xây dựng chi bộ 4 tốt ngắn gọn, ý nghĩa? Bài tham luận chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt thế nào?
- Mẫu phiếu giới thiệu nhân sự Ủy ban kiểm tra là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu? Nguyên tắc tổ chức của Ủy ban kiểm tra là gì?
- Khi sáp nhập đơn vị hành chính chế độ tiền lương của cán bộ lãnh đạo vẫn làm việc nhưng không giữ chức vụ trước đây có được giữ nguyên?