Ngành nghề tư vấn bất động sản có hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài hay không?
- Ngành nghề tư vấn bất động sản có hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài hay không?
- Đối tượng nào được quyền kinh doanh dịch vụ tư vấn bất động sản?
- Điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề Việt Nam chưa cam kết về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng thế nào?
Ngành nghề tư vấn bất động sản có hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài hay không?
Căn cứ khoản 8 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định thì tư vấn bất động sản là hoạt động trợ giúp về các vấn đề liên quan đến kinh doanh bất động sản theo yêu cầu của các bên.
Và khoản 1 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định: Kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.
Đồng thời, căn cứ Mục B Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định như sau:
B. NGÀNH, NGHỀ TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CÓ ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
...
14. Nuôi, trồng thủy sản.
15. Lâm nghiệp và săn bắn.
16. Kinh doanh đặt cược, casino.
17. Dịch vụ bảo vệ.
18. Xây dựng, vận hành và quản lý cảng sông, cảng biển và sân bay.
19. Kinh doanh bất động sản.
20. Dịch vụ pháp lý.
21. Dịch vụ thú y.
22. Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài tại Việt Nam.
...
Theo đó, tư vấn bất động sản nhằm mục đích sinh lợi là một hình thức kinh doanh bất động sản.
Mà theo quy định trên thì kinh doanh bất động sản thuộc ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Như vậy, có thể thấy rằng nhà đầu tư nước ngoài vẫn được phép hành nghề tư vấn bất động sản tuy nhiên phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Ngành nghề tư vấn bất động sản có hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài hay không? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được quyền kinh doanh dịch vụ tư vấn bất động sản?
Căn cứ Điều 60 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định như sau:
Phạm vi kinh doanh dịch vụ bất động sản của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài
Tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền kinh doanh các dịch vụ môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, tư vấn bất động sản, quản lý bất động sản theo quy định của Luật này.
Như vậy, theo quy định, đối tượng được quyền kinh doanh dịch vụ tư vấn bất động sản bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân trong nước,
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài,
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 74 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ tư vấn bất động sản phải thành lập doanh nghiệp.
Nội dung kinh doanh dịch vụ tư vấn bất động sản bao gồm:
- Tư vấn pháp luật về bất động sản;
- Tư vấn về đầu tư tạo lập, kinh doanh bất động sản;
- Tư vấn về tài chính bất động sản;
- Tư vấn về giá bất động sản;
- Tư vấn về hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản.
Điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề Việt Nam chưa cam kết về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng thế nào?
Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc áp dụng hạn chế về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
...
4. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề Việt Nam chưa cam kết về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng như sau:
a) Trường hợp các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ (sau đây gọi chung là pháp luật Việt Nam) không có quy định hạn chế tiếp cận thị trường đối với ngành, nghề đó thì nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước;
b) Trường hợp pháp luật Việt Nam đã có quy định về hạn chế tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài đối với ngành, nghề đó thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Trường hợp các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ được ban hành (sau đây gọi chung là văn bản mới ban hành) có quy định về điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài đối với các ngành, nghề Việt Nam chưa cam kết theo quy định tại khoản 4 Điều này thì các điều kiện đó được áp dụng như sau:
a) Nhà đầu tư nước ngoài đã được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường theo quy định tại khoản 4 Điều này trước ngày văn bản mới ban hành có hiệu lực được tiếp tục thực hiện hoạt động đầu tư theo các điều kiện đó. Trường hợp thành lập tổ chức kinh tế mới, thực hiện dự án đầu tư mới, nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác, đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, ngành, nghề mà theo quy định của văn bản mới ban hành phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thì phải đáp ứng điều kiện đó. Trong trường hợp này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không xem xét lại điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề mà nhà đầu tư đã được chấp thuận trước đó;
...
Theo đó, điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề Việt Nam chưa cam kết về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng cụ thể như sau:
- Trường hợp các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ không có quy định hạn chế tiếp cận thị trường đối với ngành, nghề đó thì nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước;
- Trường hợp pháp luật Việt Nam đã có quy định về hạn chế tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài đối với ngành, nghề đó thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?