Ngành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số đã bị mai một có được khôi phục và phát triển lại hay không?
Dân tộc thiểu số và dân tộc thiểu số rất ít người có gì khác nhau?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP như sau:
"Điều 4. Giải thích từ ngữ
...
2. “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. “Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia.
...
5. “Dân tộc thiểu số rất ít người” là dân tộc có số dân dưới 10.000 người."
Dựa vào nội dung quy định trên, có thể hiểu một cách đơn giản:
- Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn 50% tổng dân số của cả nước trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dựa trên kết quả điều tra dân số quốc gia
- Dân tộc thiểu số rất ít người là dân tộc có số dân dưới 10.000 người
Có thể thấy, "dân tộc thiểu số rất ít người" có số dân ít hơn so với "dân tộc thiểu số".
Nhà nước quy định như thế nào về quản lý công tác dân tộc?
Căn cứ quy định tại Điều 21 Nghị định 05/2011/NĐ-CP, quản lý nhà nước về công tác dân tộc được quy định cụ thể gồm những nội dung sau:
- Ban hành và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về lĩnh vực công tác dân tộc.
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công tác dân tộc; xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc, chính sách đặc thù, các chương trình, dự án, đề án phát triển vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; tiêu chí phân định vùng dân tộc theo trình độ phát triển, tiêu chí xác định thành phần dân tộc, tiêu chí về chuẩn đói nghèo đối với vùng dân tộc thiểu số; xây dựng chính sách đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến cơ sở; thực hiện phân công, phân cấp có hiệu quả trong lĩnh vực công tác dân tộc.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số.
- Kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách, chương trình, dự án ở vùng dân tộc thiểu số; việc chấp hành pháp luật về công tác dân tộc, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác dân tộc theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, giáo dục chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước bằng nhiều biện pháp, hình thức để đồng bào các dân tộc hiểu rõ và chủ động tham gia vào quá trình thực hiện.
Tuyên truyền về truyền thống đoàn kết của các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tổ chức tốt các phong trào tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc trong cộng đồng. Tổ chức hoạt động kết nghĩa giữa các địa phương nhằm tương trợ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết khó khăn trong cuộc sống.
- Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị và cán bộ trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc.
- Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc.
- Thẩm định các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số.
- Nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn tình hình công tác dân tộc, chiến lược công tác dân tộc, chính sách dân tộc, quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc.
- Hợp tác quốc tế về công tác dân tộc, phối hợp với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trong việc nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về công tác dân tộc; khuyến khích việc giúp đỡ, hỗ trợ đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thực hiện tốt công tác dân tộc và chính sách dân tộc theo quy định của pháp luật.
Ngành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số đã bị mai một có được khôi phục và phát triển lại hay không?
Ngành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số đã bị mai một có được khôi phục và phát triển lại hay không?
Tại Điều 9 Nghị định 05/2011/NĐ-CP quy định về chính sách đầu tư phát triển bền vững trong công tác dân tộc cụ thể như sau:
- Đảm bảo việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng thiết yếu vùng dân tộc thiểu số; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, bảo vệ môi trường sinh thái, phát huy tinh thần tự lực, tự cường của các dân tộc.
- Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển ở vùng dân tộc thiểu số; ưu tiên đặc biệt đối với dân tộc thiểu số rất ít người và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; chú trọng đào tạo nghề, sử dụng lao động là người tại chỗ, đảm bảo thu nhập ổn định, xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng khác.
- Khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường.
- Chủ đầu tư các dự án quy hoạch, xây dựng có ảnh hưởng tới đất đai, môi trường, sinh thái và cuộc sống của đồng bào các dân tộc, phải công bố công khai và lấy ý kiến của nhân dân nơi có công trình, dự án được quy hoạch, xây dựng quy định của pháp luật; tổ chức tái định cư, tạo điều kiện để người dân đến nơi định cư mới có cuộc sống ổn định tốt hơn nơi ở cũ.
Chính quyền ở nơi có người đến định cư có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư đảm bảo định canh, định cư lâu dài, tạo điều kiện để đồng bào ổn định cuộc sống.
- Thực hiện quy hoạch, sắp xếp các điểm dân cư tập trung một cách hợp lý đối với những địa bàn khó khăn, đảm bảo cho đồng bào phát triển sản xuất phù hợp với đặc điểm dân tộc, vùng miền.
- Thực hiện các chương trình, đề án xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, giải quyết cơ bản vấn đề vốn, đất ở, đất sản xuất, công cụ sản xuất cho nông dân thiếu đất, nhà ở, nước sinh hoạt, hỗ trợ phát triển kinh tế, giao đất, giao rừng cho hộ gia đình ở vùng dân tộc thiểu số, chuyển dịch cơ cấu lao động, ngành nghề, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững.
- Tổ chức phòng, chống thiên tai và ứng cứu người dân ở vùng bị thiên tai, lũ lụt.
- Có chính sách hỗ trợ kịp thời những dân tộc thiểu số có khó khăn đặc biệt để ổn định và phát triển
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nội dung Điều này.
Có thể thấy, khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ phát triển nằm trong chính sách đầu tư phát triển bền vững của nước ta. Tuy nhiên, quá trình này phải đảm bảo phù hợp với cơ chế thị trường, và được xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp với tình hình thực tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?