Nhà nước hỗ trợ chi phí cho người lao động dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài như thế nào?
- Nhà nước hỗ trợ chi phí cho người lao động dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài?
- Hình thức hỗ trợ người lao động dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào?
- Việc thanh toán kinh phí hỗ trợ người lao động dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Nhà nước hỗ trợ chi phí cho người lao động dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài?
Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 55/2023/TT-BTC quy định về nội dung và mức hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động như sau:
* Đối với người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo sinh sống ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi:
- Đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề: Theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tư 152/2016/TT-BTC;
- Hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ: Tối đa 4.000.000 đồng/người/khóa học.
- Hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí trong thời gian đào tạo: 50.000 đồng/người/ngày.
Hỗ trợ tiền ở trong thời gian đào tạo: 400.000 đồng/người/tháng.
Hỗ trợ tiền trang cấp đồ dùng cá nhân (quần áo đồng phục, chăn, màn, giày dép...) mức 600.000 đồng/người;
- Hỗ trợ tiền đi lại (01 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đến địa điểm đào tạo: mức 200.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú cách địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên; mức 300.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cách địa điểm đào tạo từ 10 km trở lên.
- Chi phí làm thủ tục đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
+ Lệ phí cấp hộ chiếu, giấy thông hành, giấy phép xuất cảnh: mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư 25/2021/TT-BTC năm 2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
+ Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp: Mức chi cho đối tượng không được miễn phí thực hiện theo quy định tại Thông tư 244/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.
+ Lệ phí làm thị thực (visa) theo mức quy định hiện hành của nước tiếp nhận lao động.
+ Chi phí khám sức khỏe theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, mức hỗ trợ tối đa 750.000 đồng/người.
* Đối với người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ cận nghèo đang sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:
- Hỗ trợ tiền đào tạo nghề, bổ túc kỹ năng nghề theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại điểm d khoản 1 Điều 7 Thông tư 152/2016/TT-BTC.
- Hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ theo chi phí thực tế, tối đa bằng 70% và hỗ trợ các chi phí khác theo mức hỗ trợ đối với đối tượng người dân tộc thiểu số, người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Thông tư 55/2023/TT-BTC.
Nhà nước hỗ trợ chi phí cho người lao động dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài? (Hình từ Internet)
Hình thức hỗ trợ người lao động dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 25 Thông tư 55/2023/TT-BTC quy định về hình thức hỗ trợ người lao động dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài như sau:
Hỗ trợ đào tạo, bổ túc kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ thông qua cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ với các cơ sở đào tạo nghề, ngoại ngữ hoặc doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp không đủ điều kiện hoặc không lựa chọn được đơn vị thực hiện dịch vụ hoặc người lao động đã hoàn thành khóa học từ trước đó thì thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho người lao động khi đủ điều kiện xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài căn cứ các hóa đơn, chứng từ thực tế.
Việc thanh toán kinh phí hỗ trợ người lao động dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Việc thanh toán kinh phí hỗ trợ người lao động dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài được quy định tại khoản 3 Điều 25 Thông tư 55/2023/TT-BTC như sau:
Đối với trường hợp đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo: Thanh toán kinh phí thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định 32/2019/NĐ-CP.
Đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành khóa học, đang chờ xuất cảnh: Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ cho đối tượng trên cơ sở hóa đơn hoặc biên lai thu tiền đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, khám sức khỏe, hộ chiếu, thị thực, lý lịch tư pháp và các tài liệu liên quan chứng minh người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?