Ngân sách nhà nước có hỗ trợ cho nguồn lực hoạt động chữ thập đỏ để thực hiện các chức năng trên thực tế hay không?

Vừa mới gia nhập Hội Chữ thập đỏ nên tôi có nhiều thắc mắc liên quan đến hoạt động của Hội. Ngân sách nhà nước có hỗ trợ cho nguồn lực hoạt động chữ thập đỏ để thực hiện các chức năng trên thực tế hay không? Đối với trường hợp nguồn quyên góp là hiện vật thì chính sách quản lý như thế nào? Nguyên tắc vận động, quyên góp, tiếp nhận và sử dụng nguồn hỗ trợ cho hoạt động chữ thập đỏ là gì?

Ngân sách nhà nước có hỗ trợ cho nguồn lực hoạt động chữ thập đỏ hay không?

Nguồn lực hoạt động chữ thập đỏ

Ngân sách nhà nước có hỗ trợ cho nguồn lực hoạt động chữ thập đỏ hay không?

Nguồn lực cho hoạt động chữ thập đỏ theo quy định tại Điều 17 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008 cụ thể như sau:

"Điều 17. Nguồn lực cho hoạt động chữ thập đỏ
1. Nguồn lực cho hoạt động chữ thập đỏ bao gồm nhân lực, tiền, hiện vật, các nguồn lực khác được vận động, quyên góp, tiếp nhận từ tổ chức, cá nhân và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho hoạt động chữ thập đỏ."

Theo đó, có thể thấy ngân sách nhà nước cũng có hỗ trợ cho hoạt động chữ thập đỏ thông qua các khoản cụ thể tại Điều 4 Nghị định 03/2011/NĐ-CP như sau:

- Ngân hàng nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan, đơn vị khi được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ vận động, tiếp nhận, vận chuyển, phân phối tiền, hiện vật cứu trợ trong các hoạt động chữ thập đỏ theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành, bao gồm:

+ Tiền thuê kho, bến bãi; tiền tiếp nhận và chi phí vận chuyển hàng cứu trợ đến tận tay người sử dụng;

+ Công tác phí trong thời gian tham gia hoạt động chữ thập đỏ theo quy định hiện hành;

+ Chi phí khác (nếu có) liên quan đến hoạt động vận động, tiếp nhận, vận chuyển, phân phối tiền, hiện vật cứu trợ.

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động của Hội Chữ thập đỏ các cấp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Các đơn vị được giao nhiệm vụ vận động, tiếp nhận, vận chuyển, phân phối tiền, hiện vật cứu trợ thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên hoặc được ngân sách nhà nước hỗ trợ thì sử dụng nguồn dự toán được giao hàng năm để chi trả các chi phí theo quy định tại khoản 1 Điều này và theo quy định pháp luật hiện hành. Trường hợp đột xuất phát sinh chi phí, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị thì báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp để giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định.

- Việc sử dụng, quản lý nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho hoạt động chữ thập đỏ được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Quản lý như thế nào đối với hiện vật được hỗ trợ cho hoạt động chữ thập đỏ?

Việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền, hiện vật từ tổ chức, cá nhân và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho hoạt động chữ thập đỏ được quy định cụ thể tại Điều 19 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008 như sau:

"1. Hội Chữ thập đỏ có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền, hiện vật từ các tổ chức, cá nhân và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước phục vụ hoạt động chữ thập đỏ.
2. Hội Chữ thập đỏ phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp kịp thời lập danh sách và tổ chức trao tiền, hiện vật cho đối tượng cần cứu trợ, trợ giúp.
3. Việc quản lý, sử dụng tiền, hiện vật do vận động, quyên góp, tiếp nhận phải bảo đảm đúng mục đích, đúng đối tượng theo quy định của pháp luật và phải được công khai, minh bạch theo quy định tại Điều 21 của Luật này."

Nguyên tắc vận động, quyên góp, tiếp nhận và sử dụng nguồn hỗ trợ cho hoạt động chữ thập đỏ là gì?

Theo quy định tại Điều 21 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008, việc vận động, quyên góp, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền, hiện vật cho hoạt động chữ thập đỏ được thực hiện dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch, cụ thể như sau:

(1) Việc quyên góp, tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền, hiện vật từ tổ chức, cá nhân cho hoạt động chữ thập đỏ phải được công khai, minh bạch và phải chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.

(2) Nội dung phải công khai, minh bạch bao gồm mục đích vận động, quyên góp, kết quả vận động, quyên góp, việc sử dụng, kết quả sử dụng và báo cáo quyết toán.

(3) Hình thức công khai bao gồm:

a) Niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận tiền, hiện vật và nơi nhận cứu trợ, trợ giúp;

b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

c) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

(4) Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động chữ thập đỏ có trách nhiệm thực hiện hình thức công khai quy định tại điểm a và điểm c khoản 3 Điều này, có thể lựa chọn hình thức công khai quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

(5) Thời điểm công khai được quy định như sau:

a) Mục đích vận động, quyên góp phải được công khai trước khi tiến hành vận động, quyên góp;

b) Kết quả vận động, quyên góp phải được công khai trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc việc vận động, quyên góp;

c) Việc sử dụng, kết quả sử dụng tiền, hiện vật và báo cáo quyết toán phải được công khai trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày báo cáo quyết toán được phê duyệt;

d) Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày có yêu cầu theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều này, Hội chữ thập đỏ, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động chữ thập đỏ có trách nhiệm cung cấp thông tin, trừ trường hợp nội dung thông tin đã được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc niêm yết công khai; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được thông tin thì phải trả lời bằng văn bản do cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu và nêu rõ lý do.

Như vậy, nguồn lực cho hoạt động chữ thập đỏ bao gồm nhân lực, tiền, hiện vật, các nguồn lực khác được vận động, quyên góp, tiếp nhận từ tổ chức, cá nhân và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Việc tiếp nhận, quyên góp, sử dụng nguồn hỗ trợ được quản lý và vận hành dựa trên nguyên tắc cụ thể luật định.

Hoạt động chữ thập đỏ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hoạt động chữ thập đỏ về trợ giúp nhân đạo là gồm những hoạt động nào? Việc trợ giúp nhân đạo bảo đảm nguyên tắc gì?
Pháp luật
Hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khỏe bao gồm những hoạt động nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Thanh niên, thiếu niên tham gia hoạt động Chữ thập đỏ trong trường học sẽ có những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Hoạt động chữ thập đỏ là gì? Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động chữ thập đỏ về những nội dung gì?
Pháp luật
Kinh phí hoạt động chữ thập đỏ trong trường học được lấy từ kinh phí hoạt động của nhà trường hay của Hội Chữ thập đỏ?
Pháp luật
Hoạt động chữ thập đỏ trợ giúp thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn tại trường học như thế nào?
Pháp luật
Khi tham gia hoạt động chữ thập đỏ thì thanh thiếu niên sẽ có được quyền hạn gì? Cán bộ, giáo viên có nhiệm vụ nào trong hoạt động chữ thập đỏ?
Pháp luật
Cơ quan nào phải báo cáo kết quả triển khai hoạt động chữ thập đỏ, xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục?
Pháp luật
Hội chữ thập đỏ được phép thành lập các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để hỗ trợ cho những bệnh nhân gặp khó khăn hay không?
Pháp luật
Việc đẩy mạnh hoạt động chữ thập đỏ trong trường học nhằm mục đích gì theo quy định hiện nay? Những cấp trường học nào cần đẩy mạnh hoạt động chữ thập đỏ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động chữ thập đỏ
1,875 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động chữ thập đỏ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động chữ thập đỏ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào