Ngân sách cho nhiệm vụ động viên công nghiệp do ai đảm bảo? Ngân sách đảm bảo cho động viên công nghiệp được chi cho những công việc gì?
Ngân sách cho nhiệm vụ động viên công nghiệp do ai đảm bảo?
Theo Điều 1 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003 giải thích thì Động viên công nghiệp là huy động một phần hoặc toàn bộ năng lực sản xuất, sửa chữa của doanh nghiệp công nghiệp ngoài lực lượng vũ trang để sản xuất, sửa chữa trang bị cho Quân đội.
Động viên công nghiệp được chuẩn bị từ thời bình và thực hành động viên trong trường hợp động viên cục bộ, tổng động viên và trong chiến tranh.
Căn cứ theo Điều 30 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003 quy định như sau:
1. Nhà nước bảo đảm ngân sách cho nhiệm vụ động viên công nghiệp.
2. Ngân sách nhà nước chi cho nhiệm vụ động viên công nghiệp phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật, tiết kiệm, hiệu quả.
Đồng thời, tại Điều 22 Nghị định 132/2004/NĐ-CP quy định:
1. Ngân sách nhà nước bảo đảm cho nhiệm vụ chuẩn bị động viên công nghiệp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Ngân sách nhà nước bảo đảm cho nhiệm vụ thực hành động viên công nghiệp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty được bố trí khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giao nhiệm vụ thực hành động viên công nghiệp.
Như vậy, nhà nước bảo đảm ngân sách cho nhiệm vụ động viên công nghiệp.
Ngân sách nhà nước bảo đảm cho nhiệm vụ chuẩn bị động viên công nghiệp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Ngân sách nhà nước bảo đảm cho nhiệm vụ thực hành động viên công nghiệp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty được bố trí khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giao nhiệm vụ thực hành động viên công nghiệp.
Ngân sách nhà nước chi cho nhiệm vụ động viên công nghiệp phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật, tiết kiệm, hiệu quả.
Động viên công nghiệp (Hình từ Internet)
Ngân sách đảm bảo cho động viên công nghiệp được chi cho những công việc gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003 quy định như sau:
1. Ngân sách đảm bảo cho động viên công nghiệp được chi cho các công việc sau đây:
a) Khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp;
b) Hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị để động viên công nghiệp;
c) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ động viên công nghiệp;
d) Bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động khác;
đ) Các hoạt động để duy trì năng lực sản xuất, sửa chữa của dây chuyền động viên công nghiệp;
e) Dự trữ vật tư;
g) Huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp;
h) Di chuyển dây chuyền động viên công nghiệp;
i) Sản xuất, sửa chữa trang bị khi có quyết định động viên công nghiệp;
k) Phục hồi sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp sau khi hoàn thành nhiệm vụ động viên công nghiệp;
l) Nghiệp vụ động viên công nghiệp;
m) Các công việc khác của động viên công nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng ngân sách động viên công nghiệp.
Như vậy, ngân sách đảm bảo cho động viên công nghiệp được chi cho các công việc sau:
- Khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp;
- Hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị để động viên công nghiệp;
- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ động viên công nghiệp;
- Bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động khác;
- Các hoạt động để duy trì năng lực sản xuất, sửa chữa của dây chuyền động viên công nghiệp;
- Dự trữ vật tư;
- Huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp;
- Di chuyển dây chuyền động viên công nghiệp;
- Sản xuất, sửa chữa trang bị khi có quyết định động viên công nghiệp;
- Phục hồi sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp sau khi hoàn thành nhiệm vụ động viên công nghiệp;
- Nghiệp vụ động viên công nghiệp;
- Các công việc khác của động viên công nghiệp theo quy định của pháp luật.
Ngân sách Trung ương bảo đảm cho nhiệm vụ chuẩn bị động viên công nghiệp thuộc nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng được chi cho những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 132/2004/NĐ-CP quy định như sau:
1. Ngân sách Trung ương bảo đảm cho nhiệm vụ chuẩn bị động viên công nghiệp thuộc nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng được chi cho các nội dung sau:
a) Khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp:
Chuẩn bị tài liệu phục vụ khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa trang bị;
Tổ chức khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa trang bị của các doanh nghiệp;
Hội thảo lựa chọn doanh nghiệp có khả năng sản xuất, sửa chữa trang bị;
Phúc tra khả năng doanh nghiệp đủ điều kiện động viên công nghiệp.
b) Hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị để động viên công nghiệp:
Chi phí phục vụ cho xây dựng các dự án đầu tư hoàn chỉnh năng lực dây chuyền để sản xuất, sửa chữa trang bị;
Chuẩn bị tài liệu thiết kế, công nghệ, hướng dẫn triển khai kỹ thuật, bổ sung các loại dụng cụ chuyên dùng, các loại trang bị đặc chủng quốc phòng;
Bảo đảm lương, phụ cấp cho người lao động và những người tham gia chuyển giao công nghệ;
Bảo đảm vật tư phục vụ chế thử sản phẩm và chi phí khác phục vụ nghiệm thu dây chuyền.
c) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ động viên công nghiệp: thuê khoán chuyên môn, chế thử sản phẩm, hội nghị, hội thảo và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật về công tác nghiên cứu khoa học.
d) Bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động khác và huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp:
Công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động khác và tổ chức huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp;
Bảo đảm lương, phụ cấp cho người lao động và những người tham gia bồi dưỡng chuyên môn, huấn luyện, diễn tập và thù lao giáo viên;
Bảo đảm vật tư phục vụ sản xuất, sửa chữa và tổ chức nghiệm thu sản phẩm trong huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp;
Đền bù thiệt hại về vật chất do huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp gây nên (nếu có);
Sơ kết, tổng kết huấn luyện, diễn tập động viên công nghiệp.
đ) Các hoạt động để duy trì năng lực sản xuất, sửa chữa của dây chuyền động viên công nghiệp:
Bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị chuyên dùng;
Công lao động, vật tư sản xuất, sửa chữa, chi phí năng lượng, quản lý xí nghiệp, bảo hiểm, công đoàn và những chi phí khác theo quy định của Nhà nước về giá thành sản phẩm.
e) Dự trữ vật tư: vốn vật tư dự trữ, hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phục vụ dự trữ, xây dựng, cải tạo kho bãi và các công trình phụ trợ khác.
g) Khảo sát lựa chọn địa điểm di chuyển đến của doanh nghiệp thuộc diện di chuyển.
h) Nghiệp vụ động viên công nghiệp:
Xây dựng kế hoạch động viên công nghiệp;
Hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, in ấn tài liệu;
Hỗ trợ mua sắm trang bị văn phòng phục vụ công tác động viên công nghiệp.
i) Những công việc khác liên quan đến động viên công nghiệp theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, ngân sách Trung ương bảo đảm cho nhiệm vụ chuẩn bị động viên công nghiệp thuộc nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng được chi cho các nội dung cụ thể trên.
Lưu ý: Động viên công nghiệp không áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (theo Điều 2 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?