Ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi sẽ ưu tiên sử dụng làm gì? Thời hạn sử dụng được quy định như thế nào?
Ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi sẽ ưu tiên sử dụng làm gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 24/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi
1. Ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi được sử dụng theo thứ tự ưu tiên sau:
a) Tạm ứng cho ngân sách trung ương.
b) Tạm ứng cho ngân sách cấp tỉnh.
c) Gửi có kỳ hạn các Khoản ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi tại các ngân hàng thương mại có mức độ an toàn cao theo xếp hạng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; trong đó, ưu tiên gửi tại ngân hàng thương mại có tính an toàn cao hơn, khả năng thanh Khoản tốt hơn và có mức lãi suất cao hơn.
d) Mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ.
...
Như vậy ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi sẽ ưu tiên sử dụng theo thứ tự vào những việc sau:
- Tạm ứng cho ngân sách trung ương.
- Tạm ứng cho ngân sách cấp tỉnh.
- Gửi có kỳ hạn các Khoản ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi tại các ngân hàng thương mại có mức độ an toàn cao theo xếp hạng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; trong đó, ưu tiên gửi tại ngân hàng thương mại có tính an toàn cao hơn, khả năng thanh Khoản tốt hơn và có mức lãi suất cao hơn.
- Mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ.
Ngân quỹ nhà nước (Hình từ Internet)
Thời hạn sử dụng đối với ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 24/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi
...
2. Thời hạn sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi:
a) Tối đa không quá 01 năm đối với việc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để tạm ứng cho ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh. Trường hợp ngân sách trung ương hoặc ngân sách cấp tỉnh khó khăn, nguồn thu không đáp ứng đủ các nhu cầu chi theo kế hoạch, được gia hạn tạm ứng với thời hạn tối đa không quá 01 năm; việc gia hạn tạm ứng do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trên cơ sở đề nghị của Kho bạc Nhà nước, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc như việc quyết định một Khoản tạm ứng mới.
b) Tối đa không quá 03 tháng đối với các Khoản sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi theo quy định tại Điểm c, d Khoản 1 Điều này.
...
Như vậy thời hạn sử dụng đối với ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi được quy định như sau:
- Tối đa không quá 01 năm đối với việc sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để tạm ứng cho ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh.
- Tối đa không quá 03 tháng đối với các Khoản sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi theo quy định tại điểm c, d Khoản 1 Điều này.
Đối với ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt sẽ xử lý bằng những biện pháp nào?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 24/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Biện pháp xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt
1. Ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được bù đắp từ các nguồn sau:
a) Phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
b) Thu hồi trước hạn các Khoản đang gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại.
2. Số tiền vay bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được hạch toán riêng và không tính vào bội chi ngân sách nhà nước. Chi trả lãi vay bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được tính trong chi nghiệp vụ quản lý ngân quỹ nhà nước; không thực hiện cấp phát từ ngân sách nhà nước đối với Khoản chi trả lãi này.
3. Việc phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt có các kỳ hạn tối đa không quá 03 tháng. Quy trình, thủ tục về phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được thực hiện theo quy định hiện hành về việc phát hành trái phiếu Chính phủ. Trong đó:
a) Toàn bộ số tiền thu được từ việc phát hành tín phiếu kho bạc bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh Khoản của Kho bạc Nhà nước.
b) Kho bạc Nhà nước quản lý, sử dụng vốn phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt; bố trí nguồn để hoàn trả nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn.
c) Các Khoản chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt là một Khoản chi nghiệp vụ quản lý ngân quỹ nhà nước. Mức phí chi trả được thực hiện theo mức phí đấu thầu tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước quyết định các biện pháp xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy đối với ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt sẽ xử lý bằng những biện pháp như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?