Ngân hàng thương mại có quyền thực hiện biện pháp thu hồi nợ trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn không?
- Ngân hàng thương mại có quyền thực hiện biện pháp thu hồi nợ trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn hay không?
- Đơn vị bao thanh toán được áp dụng những biện pháp thu hồi nợ nếu khách hàng không trả được nợ đến hạn không?
- Ngân hàng thương mại xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ dựa vào căn cứ nào?
Ngân hàng thương mại có quyền thực hiện biện pháp thu hồi nợ trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về chấm dứt cho vay, xử lý nợ, miễn, giảm lãi tiền vay, phí như sau:
Chấm dứt cho vay, xử lý nợ, miễn, giảm lãi tiền vay, phí
...
2. Trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, thì tổ chức tín dụng có quyền áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp thu hồi nợ nhưng vẫn không đủ để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng, thì khách hàng có trách nhiệm tiếp tục trả đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay cho tổ chức tín dụng.
...
Như vậy, nếu khách hàng không trả được nợ đến hạn thì ngân hàng thương mại có quyền áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật có liên quan.
Trong trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp thu hồi nợ nhưng vẫn không đủ để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng, thì khách hàng có trách nhiệm tiếp tục trả đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay cho ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại có quyền thực hiện biện pháp thu hồi nợ trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn không? (Hình từ Internet)
Đơn vị bao thanh toán được áp dụng những biện pháp thu hồi nợ nếu khách hàng không trả được nợ đến hạn không?
Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 Thông tư 02/2017/TT-NHNN quy định chấm dứt bao thanh toán, xử lý nợ, miễn, giảm lãi, phí bao thanh toán cụ thể như sau:
Chấm dứt bao thanh toán, xử lý nợ, miễn, giảm lãi, phí bao thanh toán
1. Đơn vị bao thanh toán có quyền chấm dứt bao thanh toán, thu hồi nợ trước hạn theo nội dung đã thỏa thuận khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy định trong hợp đồng bao thanh toán, hợp đồng bảo đảm. Khi thực hiện chấm dứt bao thanh toán, thu hồi nợ trước hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng bao thanh toán, đơn vị bao thanh toán phải thông báo cho khách hàng về việc chấm dứt bao thanh toán, thu hồi nợ trước hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm thời điểm chấm dứt bao thanh toán, nợ bao thanh toán bị thu hồi trước hạn; thời hạn hoàn trả nợ bao thanh toán bị thu hồi trước hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với nợ bao thanh toán bị thu hồi trước hạn, việc chuyển trả lại khoản phải thu, khoản phải trả đối với khách hàng.
...
Như vậy, theo quy định này, khách hàng không trả được nợ đến hạn thì đơn vị bao thanh toán có quyền áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo hợp đồng bao thanh toán, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật có liên quan.
Nếu sau khi áp dụng các biện pháp thu hồi nợ nhưng vẫn không hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đối với đơn vị bao thanh toán thì khách hàng có trách nhiệm tiếp tục trả đầy đủ nợ bao thanh toán và lãi cho đơn vị bao thanh toán.
Ngân hàng thương mại xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ dựa vào căn cứ nào?
Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 39/2016/TT-NHNN có quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cụ thể như sau:
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, như sau:
1. Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi.
2. Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
3. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì ngân hàng thương mại xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ căn cứ vào:
- Đề nghị của khách hàng.
- Khả năng tài chính của ngân hàng thương mại.
- Kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
Cụ thể:
- Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được ngân hàng thương mại đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi.
- Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được ngân hàng thương mại đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?