Ngân hàng thương mại có được làm thẻ ngân hàng cho khách hàng khi bị Ngân hàng Nhà nước áp dụng can thiệp sớm hay không?
- Việc làm thẻ ngân hàng có phải là một trong những hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại hay không?
- Ngân hàng thương mại có được làm thẻ ngân hàng cho khách hàng khi bị Ngân hàng Nhà nước áp dụng can thiệp sớm hay không?
- Ngân hàng nhà nước sẽ chấm dứt áp dụng can thiệp sớm đối với ngân hàng thương mại trong trường hợp nào?
Việc làm thẻ ngân hàng có phải là một trong những hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại hay không?
Việc làm thẻ ngân hàng có phải là một trong những hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại điểm d khoản 3 Điều 98 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 về hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại như sau:
Hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại
1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.
2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.
3. Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:
a) Cho vay;
b) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;
c) Bảo lãnh ngân hàng;
d) Phát hành thẻ tín dụng;
đ) Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
e) Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
4. Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
5. Cung ứng các phương tiện thanh toán.
6. Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:
a) Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;
b) Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Như vậy, việc làm thẻ ngân hàng là thẻ tín dụng là một trong những hoạt động cấp tín dụng và thuộc trong các hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại có được làm thẻ ngân hàng cho khách hàng khi bị Ngân hàng Nhà nước áp dụng can thiệp sớm hay không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 130a Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được bổ sung bởi khoản 25 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng 2017 về áp dụng can thiệp sớm đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
Điều 130a. Áp dụng can thiệp sớm đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Ngân hàng Nhà nước xem xét áp dụng can thiệp sớm đối với tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau đây nhưng chưa được đặt vào kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 145 của Luật này:
a) Không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 03 tháng liên tục;
b) Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 06 tháng liên tục;
c) Xếp hạng dưới mức trung bình theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Ngân hàng Nhà nước xem xét áp dụng can thiệp sớm đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản áp dụng can thiệp sớm của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước thực trạng, nguyên nhân, phương án khắc phục tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này và tổ chức triển khai thực hiện. Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh phương án khắc phục nếu xét thấy cần thiết.
Thời hạn thực hiện phương án khắc phục tối đa là 01 năm, kể từ ngày có văn bản áp dụng can thiệp sớm của Ngân hàng Nhà nước.
4. Phương án khắc phục bao gồm một hoặc một số biện pháp sau đây:
a) Thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động, hạn chế các giao dịch lớn;
b) Tăng vốn điều lệ, vốn được cấp; tăng cường nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao; bán, chuyển nhượng tài sản và thực hiện các giải pháp khác để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;
c) Hạn chế chi trả cổ tức, phân phối lợi nhuận;
d) Cắt giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý; hạn chế trả thù lao, lương, thưởng đối với người quản lý, người điều hành;
đ) Tăng cường quản trị rủi ro; tổ chức lại bộ máy quản lý, cắt giảm nhân sự;
e) Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy rằng, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét áp dụng can thiệp sớm đối với ngân hàng thương mại khi thuộc một trong các trường hợp:
- Không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 trong thời gian 03 tháng liên tục;
- Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 trong thời gian 06 tháng liên tục;
- Xếp hạng dưới mức trung bình theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Thêm vào đó, khi ngân hàng thương mại bị áp dụng can thiệp sớm thì phải thực hiện một hoặc một số trong số các biện pháp khắc phục sau:
- Thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động, hạn chế các giao dịch lớn;
- Tăng vốn điều lệ, vốn được cấp; tăng cường nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao; bán, chuyển nhượng tài sản và thực hiện các giải pháp khác để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;
- Hạn chế chi trả cổ tức, phân phối lợi nhuận;
- Cắt giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý; hạn chế trả thù lao, lương, thưởng đối với người quản lý, người điều hành;
- Tăng cường quản trị rủi ro; tổ chức lại bộ máy quản lý, cắt giảm nhân sự;
- Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
Hay nói cách khác, trong trường hợp ngân hàng thực hiện các biện pháp khắc phục nêu trên thì ngân hàng thương mại vẫn được làm thẻ ngân hàng là thẻ tín dụng cho khách hàng khi bị Ngân hàng Nhà nước áp dụng can thiệp sớm.
Ngân hàng nhà nước sẽ chấm dứt áp dụng can thiệp sớm đối với ngân hàng thương mại trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 130a Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được bổ sung bởi khoản 25 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng 2017 về áp dụng can thiệp sớm đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì:
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt áp dụng can thiệp sớm trong trường hợp:
- Sau khi ngân hàng thương mại khắc phục được tình trạng quy định tại khoản 1 Điều 130a Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được bổ sung bởi khoản 25 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng 2017; hoặc
- Khi ngân hàng thương mại được đặt vào kiểm soát đặc biệt.
Tóm lại, ngân hàng thương mại vẫn được làm thẻ ngân hàng là thẻ tín dụng cho khách hàng khi bị Ngân hàng Nhà nước áp dụng can thiệp sớm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?