Ngân hàng Phát triển Việt Nam được đánh giá hiệu quả hoạt động hàng năm dựa trên những tiêu chí nào?
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam được đánh giá hiệu quả hoạt động hàng năm dựa trên những tiêu chí nào?
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam được loại trừ những yếu tố tác động nào khi tính toán tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động?
- Việc đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại Ngân hàng Phát triển Việt Nam được căn cứ vào đâu?
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được đánh giá hiệu quả hoạt động hàng năm dựa trên những tiêu chí nào?
Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động hằng năm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 46/2021/NĐ-CP như sau:
Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động
1. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động hằng năm của Ngân hàng Phát triển, bao gồm:
a) Tiêu chí 1: Tín dụng đầu tư của Nhà nước;
b) Tiêu chí 2: Tỷ lệ nợ xấu;
c) Tiêu chí 3: Kết quả tài chính;
d) Tiêu chí 4: Tình hình chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển đối với các nghiệp vụ phát sinh trong năm đánh giá;
đ) Tiêu chí 5: Tình hình chấp hành chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.
2. Các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này được xác định và tính toán từ số liệu trong báo cáo quyết toán tài chính riêng lẻ đã được kiểm toán, báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được đánh giá hiệu quả hoạt động hàng năm dựa trên 5 tiêu chí sau đây:
(1) Tiêu chí 1: Tín dụng đầu tư của Nhà nước;
(2) Tiêu chí 2: Tỷ lệ nợ xấu;
(3) Tiêu chí 3: Kết quả tài chính;
(4) Tiêu chí 4: Tình hình chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển đối với các nghiệp vụ phát sinh trong năm đánh giá;
(5) Tiêu chí 5: Tình hình chấp hành chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 31 Nghị định 46/2021/NĐ-CP.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được đánh giá hiệu quả hoạt động hàng năm dựa trên những tiêu chí nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được loại trừ những yếu tố tác động nào khi tính toán tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động?
Các yếu tố tác động được loại trừ khi tính toán tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động được quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định 46/2021/NĐ-CP như sau:
Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động
...
3. Các tiêu chí đánh giá nêu tại khoản 1 Điều này khi tính toán được xem xét, loại trừ các yếu tố tác động:
a) Các nguyên nhân khách quan được loại trừ theo quy định về đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước;
b) Các khoản nợ xấu phát sinh do khách hàng vay đang thực hiện sắp xếp lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các khoản nợ xấu cho vay theo Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
c) Do Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển;
d) Các khoản chậm cấp vốn của ngân sách nhà nước ảnh hưởng đến tài chính của Ngân hàng Phát triển.
4. Việc đánh giá kết quả hoạt động của người quản lý Ngân hàng Phát triển thực hiện theo các tiêu chí sau:
a) Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của người quản lý doanh nghiệp như đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Kết quả xếp loại Ngân hàng Phát triển theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn cách thức xác định các chỉ tiêu đánh giá tại khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều này phù hợp với đặc thù hoạt động của Ngân hàng Phát triển và phương thức đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý Ngân hàng Phát triển.
Như vậy, theo quy định, khi tính toán tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam được loại trừ các yếu tố tác động sau đây:
(1) Các nguyên nhân khách quan được loại trừ theo quy định về đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước;
(2) Các khoản nợ xấu phát sinh do khách hàng vay đang thực hiện sắp xếp lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các khoản nợ xấu cho vay theo Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
(3) Do Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển;
(4) Các khoản chậm cấp vốn của ngân sách nhà nước ảnh hưởng đến tài chính của Ngân hàng Phát triển.
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại Ngân hàng Phát triển Việt Nam được căn cứ vào đâu?
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 46/2021/NĐ-CP như sau:
Đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại Ngân hàng Phát triển
1. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại Ngân hàng Phát triển căn cứ vào báo cáo tài chính riêng lẻ đã được kiểm toán, được thực hiện theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước và Nghị định này.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể phương thức đánh giá hiệu quả và xếp loại phù hợp với tính chất, hoạt động của Ngân hàng Phát triển; rà soát kế hoạch tài chính để giao các chỉ tiêu đánh giá, xếp loại hằng năm cho Ngân hàng Phát triển sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định về việc giao kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
Như vậy, theo quy định, việc đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại Ngân hàng Phát triển Việt Nam được căn cứ vào báo cáo tài chính riêng lẻ đã được kiểm toán.
Đồng thời được thực hiện theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước và Nghị định 46/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?