Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước hay không?
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước hay không?
Việc miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 46/2021/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc quản lý tài chính
1. Ngân hàng Phát triển là ngân hàng chính sách, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Phát triển là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống; tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật; tiến tới tự bù đắp chi phí và rủi ro trong hoạt động. Ngân hàng Phát triển thực hiện quản lý tài chính theo quy định của Nghị định này, đối với các nội dung không quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Ngân hàng Phát triển hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện chính sách tín dụng của Nhà nước và các nhiệm vụ khác theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và phí quản lý theo quy định của pháp luật và Nghị định này; được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước; được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán; được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm) và không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
...
Như vậy, theo quy định, Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện chính sách tín dụng của Nhà nước và các nhiệm vụ khác theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và phí quản lý;
- Được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước;
- Được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán;
- Được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm) và không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước hay không? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được thực hiện hoạt động ngoại hối không?
Hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 46/2021/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc quản lý tài chính
...
3. Ngân hàng Phát triển được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho vay tái cấp vốn theo quy định của pháp luật; được tham gia thị trường liên ngân hàng, tham gia thị trường mở, tổ chức thanh toán nội bộ, cung cấp các dịch vụ thanh toán, các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng, thực hiện hoạt động ngoại hối; được tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật.
4. Đối với hoạt động cho vay khác: ngân sách nhà nước không cấp bù lãi suất và phí quản lý; các khoản thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động phát sinh được hòa nhập chung với kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại hối.
Ngoài ra, Ngân hàng Phát triển còn được:
- Tham gia thị trường liên ngân hàng, tham gia thị trường mở, tổ chức thanh toán nội bộ, cung cấp các dịch vụ thanh toán, các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng;
- Được tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật.
Vốn huy động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là những nguồn vốn nào?
Vốn huy động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 46/2021/NĐ-CP như sau:
Vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển
...
2. Vốn huy động theo quy định của pháp luật, gồm:
a) Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
b) Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Phát triển;
c) Vay Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước và nước ngoài;
d) Vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
đ) Huy động của các tổ chức khác trong và ngoài nước;
e) Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
g) Huy động các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
3. Các khoản vốn khác gồm:
a) Ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất để thực hiện các hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư phát sinh trước thời điểm Nghị định số 32/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành;
b) Vốn vay nước ngoài của Chính phủ được Bộ Tài chính ủy quyền cho vay lại;
c) Vốn nhận ủy thác của Bộ Tài chính, chính quyền địa phương, các quỹ tài chính địa phương, các tổ chức trong nước và nước ngoài (bên ủy thác) để thực hiện theo văn bản yêu cầu của bên ủy thác;
d) Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, vốn huy động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm:
- Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Phát triển;
- Vay Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước và nước ngoài;
- Vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Huy động của các tổ chức khác trong và ngoài nước;
- Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Huy động các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?