Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyền quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng và có quyền bảo lãnh cho người không cư trú của tổ chức tín dụng không?
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyền quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng không?
Căn cứ khoản 14 Điều 2 Nghị định 16/2017/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
...
14. Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng:
a) Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam; hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối; hoạt động ngoại hối khu vực biên giới theo quy định của pháp luật;
b) Quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước theo quy định của pháp luật; mua bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia; mua, bán ngoại hối với ngân sách nhà nước, các tổ chức quốc tế và các nguồn khác; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch ngoại hối khác theo quy định của pháp luật;
c) Công bố tỷ giá hối đoái; quyết định chế độ tỷ giá hối đoái, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái;
d) Cấp, thu hồi văn bản chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
đ) Quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài theo quy định của pháp luật;
e) Quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng như trên.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam (Hình từ Internet)
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyền bảo lãnh cho người không cư trú của tổ chức tín dụng không?
Căn cứ khoản 16 Điều 2 Nghị định 16/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
...
15. Thực hiện quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là các đối tượng được thực hiện tự vay, tự trả nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật; hướng dẫn quy trình tổ chức, thực hiện việc đăng ký, đăng ký thay đổi các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
16. Thực hiện quản lý hoạt động cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú của tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyền bảo lãnh cho người không cư trú của tổ chức tín dụng.
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 16/2017/NĐ-CP quy định cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Chính sách tiền tệ.
2. Vụ Quản lý ngoại hối.
3. Vụ Thanh toán.
4. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế.
5. Vụ Dự báo, thống kê.
6. Vụ Hợp tác quốc tế.
7. Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính.
8. Vụ Kiểm toán nội bộ.
9. Vụ Pháp chế.
10. Vụ Tài chính - Kế toán.
11. Vụ Tổ chức cán bộ.
12. Vụ Thi đua - Khen thưởng.
13. Vụ Truyền thông.
14. Văn phòng.
15. Cục Công nghệ thông tin.
16. Cục Phát hành và kho quỹ.
17. Cục Quản trị.
18. Sở Giao dịch.
19. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
20. Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
21. Viện Chiến lược ngân hàng.
22. Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
23. Thời báo Ngân hàng.
24. Tạp chí Ngân hàng.
25. Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng.
26. Học viện Ngân hàng.
...
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như trên.

Ngân hàng Nhà nước có phải là cơ quan ngang bộ hay không?

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay được quy định như thế nào theo Nghị định 146?

Có phải lấy thêm ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập trước khi quyết định phê duyệt danh mục thuộc ngân hàng nhà nước không?

Mã số của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thuộc Ngân hàng Nhà nước sẽ được ghi như thế nào?

Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ của Ngân hàng Nhà nước có bao nhiêu thành viên?

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở của Ngân hàng Nhà nước được phân loại ra sao? Mã số nhiệm vụ được ghi thế nào?

Yêu cầu đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở của Ngân hàng Nhà nước? Cá nhân tham gia tuyển chọn nhiệm vụ phải có trình độ thế nào?

Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở của Ngân hàng nhà nước gồm những thành phần nào?

Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chỉ giải ngân cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp nào?

Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng cung cấp thông tin không?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người không trúng tuyển kỳ xét tuyển công chức trước có được bảo lưu kết quả xét tuyển cho kỳ xét tuyển lần sau? Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển công chức?
- Bảng lộ trình tính tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi?
- Lời chúc 27 2 cho vợ chồng mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam? Ngày 27 2 ngày Thầy thuốc Việt Nam có phải là ngày lễ lớn không?
- Định luật bảo toàn khối lượng là gì? Công thức định luật bảo toàn khối lượng? Nhiệm vụ của học sinh lớp 8 là gì?
- Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công bao gồm những nội dung nào? Chi phí thẩm định báo cáo được lấy từ đâu?