Nếu tài sản của tổ chức tín dụng không đủ để thanh toán các khoản nợ ưu tiên thì việc thanh toán được thực hiện thế nào?
- Chủ nợ không có bảo đảm có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng không? Nếu có thì vào thời điểm nào?
- Việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng được thực hiện như thế nào?
- Nếu tài sản của tổ chức tín dụng không đủ để thanh toán các khoản nợ ưu tiên thì việc thanh toán được thực hiện thế nào ra sao?
Chủ nợ không có bảo đảm có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng không? Nếu có thì vào thời điểm nào?
Căn cứ Điều 98 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán thì những người sau đây có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
1. Người quy định tại các khoản 1, 2, 5 và 6 Điều 5 của Luật này;
2. Tổ chức tín dụng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; trường hợp tổ chức tín dụng không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng đó.
Dẫn chiếu đến Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:
Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
...
5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
6. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Như vậy, chủ nợ không có bảo đảm là một trong những đối tượng được yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
Nếu tài sản của tổ chức tín dụng không đủ để thanh toán các khoản nợ ưu tiên thì việc thanh toán được thực hiện thế nào? (hình từ internet)
Việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 99 Luật Phá sản 2014 quy định việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng được thực hiện như sau:
Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng khi đã có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán.
Nếu tài sản của tổ chức tín dụng không đủ để thanh toán các khoản nợ ưu tiên thì việc thanh toán được thực hiện thế nào ra sao?
Tại Điều 101 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:
Thứ tự phân chia tài sản
1. Việc phân chia giá trị tài sản của tổ chức tín dụng thực hiện theo thứ tự như sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản tiền gửi; khoản tiền tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải trả cho người gửi tiền tại tổ chức tín dụng phá sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
2. Trường hợp giá trị tài sản của tổ chức tín dụng sau khi đã thanh toán đủ khoản nợ quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
a) Thành viên của tổ chức tín dụng là hợp tác xã;
b) Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
c) Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; cổ đông của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần.
3. Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Chiếu theo quy định này, trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?