Nếu tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và người nhận bảo đảm đang giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bên nhận bảo đảm có nghĩa vụ giao Giấy chứng nhận cho chủ thể khác không?
- Nếu tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và người nhận bảo đảm đang giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bên nhận bảo đảm có nghĩa vụ giao Giấy chứng nhận cho chủ thể khác không?
- Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất có cần đăng ký biện pháp bảo đảm không?
- Khi thay thế tài sản bảo đảm bằng tài sản khác thì có cần xóa đăng ký biện pháp bảo đảm trước đó không?
Nếu tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và người nhận bảo đảm đang giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bên nhận bảo đảm có nghĩa vụ giao Giấy chứng nhận cho chủ thể khác không?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 321 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
Quyền của bên thế chấp
...
5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.
Như vậy, bên thế chấp có quyền bán tài sản thế chấp trong trường hợp bên nhận thế chấp đồng ý.
Đồng thời theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Giữ, sử dụng, giao, nhận Giấy chứng nhận
1. Trường hợp tài sản bảo đảm được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác hoặc để thực hiện giao dịch dân sự khác mà bên nhận bảo đảm đang giữ bản chính Giấy chứng nhận thì người này giao bản chính Giấy chứng nhận cho chủ thể trong giao dịch liên quan hoặc thực hiện nghĩa vụ khác theo thỏa thuận để chủ thể trong giao dịch liên quan thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật.
Trường hợp bên nhận bảo đảm giao bản chính Giấy chứng nhận cho chủ thể trong giao dịch liên quan thì chủ thể đã nhận phải giao lại bản chính Giấy chứng nhận cho bên nhận bảo đảm ngay sau khi thực hiện xong thủ tục, nếu chậm hoặc không giao lại bản chính Giấy chứng nhận mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Bên bảo đảm được dùng bản sao Giấy chứng nhận và bản chính văn bản xác nhận còn hiệu lực của bên nhận bảo đảm về việc giữ bản chính Giấy chứng nhận để sử dụng hoặc lưu hành tài sản.
Theo quy định này, trong trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất mà bên nhận bảo đảm đang giữ bản chính Giấy chứng nhận thì người này giao bản chính Giấy chứng nhận cho chủ thể trong giao dịch liên quan hoặc thực hiện nghĩa vụ khác theo thỏa thuận để chủ thể trong giao dịch liên quan thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật.
Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn được quyền yêu cầu chị A giao bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bạn hoàn thành thủ tục chuyển nhượng đất cho bên còn lại.
Tuy nhiên cần lưu ý phải giao lại bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chị A ngay sau khi thực hiện xong thủ tục, nếu chậm hoặc không giao lại bản chính Giấy chứng nhận mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất có cần đăng ký biện pháp bảo đảm không?
Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất có cần đăng ký biện pháp bảo đảm không? (hình từ Internet)
Căn cứ Điều 298 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định.
2. Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
3. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.
Như vậy, đối với các trường hợp pháp luật yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm mà các bên không đăng ký biện pháp bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không có giá trị pháp lý, hay nói cách khác khi xảy ra tranh chấp các bên sẽ không được pháp luật bảo vệ.
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 102/2017/NÐ-CP các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm:
(1) Thế chấp quyền sử dụng đất;
(2) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
(3) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
(4) Thế chấp tàu biển.
Như vậy, trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất thì cần phải đăng ký biện pháp bảo đảm.
Mục đích của việc đăng ký biện pháp bảo đảm trong trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên vì bất động sản thường có giá trị lớn.
Khi thay thế tài sản bảo đảm bằng tài sản khác thì có cần xóa đăng ký biện pháp bảo đảm trước đó không?
Các trường hợp xóa đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định tại Điều 21 Nghị định 102/2017/NÐ-CP bao gồm:
(1) Chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm;
(2) Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp bảo đảm đã đăng ký bằng biện pháp bảo đảm khác;
(3) Thay thế toàn bộ tài sản bảo đảm bằng tài sản khác;
(3) Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm;
(4) Tài sản bảo đảm bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ; tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
(5) Có bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp bảo đảm, tuyên bố biện pháp bảo đảm vô hiệu;
(6) Đơn phương chấm dứt biện pháp bảo đảm hoặc tuyên bố chấm dứt biện pháp bảo đảm trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
(7) Xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật;
(8) Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm;
(9) Theo thỏa thuận của các bên.
Như vậy, trong trường hợp thay thế tài sản bảo đảm bằng tài sản khác thì cần xóa đăng ký biện pháp bảo đảm trước đó theo quy định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn hoàn thành sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện là khi nào?
- Viết đoạn văn giới thiệu về một nhân vật tài năng trong cuốn sách em đã đọc? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Thông tin cơ quan thuế có quyền truy cập tài khoản cá nhân là không đúng
- Mẫu đơn xin nghỉ phép Tết Âm lịch dành cho người lao động? Tải mẫu đơn xin nghỉ Tết Âm lịch ở đâu?
- Mẫu tờ trình thẩm định theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15? Cách ghi Mẫu tờ trình thẩm định theo Nghị định 175?