Nếu đã có thẻ căn cước công dân gắn chip rồi, khi đi khám bệnh hoặc chữa bệnh thì có cần mang theo thẻ bảo hiểm y tế bằng giấy nữa không?
Căn cước công dân gắn chip là gì?
Căn cước công dân được xem là vật bất li thân, là giấy tờ tùy thân của mọi công dân Việt Nam được dùng để chứng minh lai lịch của công dân. Căn cước công dân gắn chip cũng là một loại giấy tờ tùy thân để chứng minh lai lịch của công dân. Tuy nhiên, điểm khác nhau giữa căn cước công dân bình thường và căn cước công dân gắn chip là có thêm chip điện từ. Theo Bộ Công an, chíp được gắn trên thẻ căn cước công dân là để lưu trữ các thông tin của công dân trên thẻ căn cước công dân. Mục tiêu của việc gắn chip trên thẻ căn cước công dân là tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Thẻ căn cước công dâm có gắn chip không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân.
Căn cước công dân gắn chip tích hợp thẻ bảo hiểm y tế
Căn cước công dân gắn chip có tích hợp thẻ bảo hiểm y tế không?
Căn cứ theo Mục 1 và Mục 2 Công văn 931/BYT-BH năm 2022 hướng dẫn triển khai thí điểm khám chữa bệnh bằng Căn cước công dân gắn chíp do Bộ Y tế ban hành có hiệu lực từ ngày 28/02/2022 có quy định như sau:
1. Cơ sở khám chữa bệnh thông báo công khai cho người bệnh biết và triển khai tiếp đón người bệnh khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng Căn cước công dân có gắn chíp hoặc qua ứng dụng VNEID (chỉ áp dụng đối với công dân đã đăng ký thành công tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an cung cấp).
2. Đối với người bệnh đã được cấp Căn cước công dân có gắn chíp:
- Trường hợp khi kiểm tra Căn cước công dân (quét mã QR code) hoặc qua ứng dụng VNEID đã có thông tin hợp lệ về tham gia bảo hiểm y tế thì cơ sở khám chữa bệnh thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin về bảo hiểm y tế và tiếp đón người bệnh theo quy trình khám chữa bệnh bảo hiểm y tế hiện hành; đồng thời thông tin cho người bệnh biết để đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế kể từ lần sau bằng Căn cước công dân gắn chíp hoặc bằng ứng dụng VNEID;
- Trường hợp khi kiểm tra thông tin nhưng không có thông tin hợp lệ về tham gia bảo hiểm y tế: Giải thích để người bệnh đó biết tình trạng của thẻ bảo hiểm y tế trên Căn cước công dân chưa thể thực hiện được; thực hiện tiếp đón người bệnh theo quy trình khám chữa bệnh bảo hiểm y tế hiện hành (xuất trình thẻ bảo hiểm y tế và giấy tờ tùy thân có ảnh).
Như vậy, theo quy định trên, thẻ Căn cước công dân gắn chip đã có tích hợp thẻ bảo hiểm y tế.
Chưa có căn cước công dân gắn chip thì phải làm sao?
Đối với Căn cước công dân chưa gắn chip thì theo Mục 3 Công văn 931/BYT-BH năm 2022 hướng dẫn triển khai thí điểm khám chữa bệnh bằng Căn cước công dân gắn chíp do Bộ Y tế ban hành có hiệu lực từ ngày 28/02/2022 có quy định về trường hợp chưa có Căn cước công dân gắn chip như sau:
Đối với người bệnh chưa được cấp Căn cước công dân có gắn chíp: Thực hiện tiếp đón người bệnh theo quy trình khám chữa bệnh bảo hiểm y tế hiện hành (xuất trình thẻ bảo hiểm y tế và giấy tờ tùy thân có ảnh).
Ứng dụng VNEID
Ứng dụng VNEID là một ứng dụng của Bộ Công An dùng để khai bao ý tế. Khi đăng ký ứng dụng VNEID, người dân sẽ được cung cấp một mã QR. Người dùng có thể dùng mã QR này để khai báo y tế và đưa cho chốt kiểm soát để có thể di chuyển nội địa, đồng thời khi người dùng đăng ký tài khoản thành công trên ứng dụng này, người dùng có thể sử dụng ứng dụng này tại các cơ sở khám chữa bệnh thay thế cho thẻ bảo hiểm y tế.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn có thể mang thẻ Căn cước công dân đã gắn chip của mình tới cơ sở khám chữa bệnh vì trong thẻ Căn cước công dân có gắn chip đã tích hợp thẻ bảo hiểm y tế. Nếu thông tin về thẻ bảo hiểm y tế trên Căn cước công dân có gắn chip của bạn hợp lệ thì bạn không cần phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế bằng giấy.
Tuy nhiên, nếu trường hợp thông tin trên Căn cước công dân của bạn không hợp lệ về tham gia bảo hiểm y tế, bạn có thể sử dụng tài khoản VNEID đã đăng kí thành công thay thế cho thẻ bảo hiểm y tế giấy. Trường hợp cả Căn cước công dân có gắn chip có thông tin chưa hợp lệ và chưa có tài khoản VNEID thì buộc bạn phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế giấy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quỹ tiền thưởng hằng năm theo Nghị định 73 bằng bao nhiêu của tổng quỹ tiền lương? Hướng dẫn xác định?
- Đối tượng áp dụng chế độ tiền thưởng theo Công văn 7585 BNV TL? Thẩm quyền xây dựng Quy chế tiền thưởng?
- Trong hoạt động khảo sát xây dựng, khảo sát địa hình là gì? Kết quả khảo sát địa hình có cần lập thành báo cáo?
- Công trình xây dựng trước khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất phải bảo đảm nguyên tắc nào?
- Thông tin hải quan có được áp dụng nhằm mục đích quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan không?