Nạn nhân bị thương, gia đình có nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông được nhận hỗ trợ như thế nào trong dịp Tết Nguyên đán?
- Nạn nhân bị thương, gia đình có nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông được nhận hỗ trợ như thế nào trong dịp Tết Nguyên đán?
- Khi xảy ra tai nạn giao thông những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm gì?
- Thấy người khác bị tai nạn giao thông mà không cứu giúp thì bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Nạn nhân bị thương, gia đình có nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông được nhận hỗ trợ như thế nào trong dịp Tết Nguyên đán?
Mức hỗ trợ trong dịp Tết Nguyên đán đối với nạn nhân bị thương nặng, gia đình nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 01/2018/TT-BTC như sau:
Mức chi
...
3. Một số mức chi quy định như sau:
a) Chi công tác phí, hội nghị, tập huấn triển khai thực hiện nhiệm vụ, công tác bảo đảm TTATGT thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị.
b) Chi tập huấn nghiệp vụ về TTATGT thực hiện theo quy định của pháp luật về việc sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
c) Chi khen thưởng theo quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Thi đua khen thưởng.
d) Chi thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông, gia đình nạn nhân bị chết:
- Trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng: Chi hỗ trợ không quá 05 triệu đồng/người bị tử vong; không quá 02 triệu đồng/người bị thương nặng;
- Trong dịp Tết Nguyên đán, “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông”: Chi thăm hỏi không quá 02 triệu đồng/người đối với nạn nhân bị thương nặng, gia đình nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông có hoàn cảnh khó khăn.
đ) Mức chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sỹ trực tiếp tham gia bảo đảm TTATGT ban đêm (bao gồm cả lực lượng cảnh sát khác tham gia trực tiếp cho nhiệm vụ bảo đảm TTATGT theo quy định tại Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ): tối đa 100.000 đồng/người/ca (01 ca từ đủ 04 giờ trở lên).
Như vậy, theo quy định, trong dịp Tết Nguyên đán, những nạn nhân bị thương nặng và gia đình có nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông được nhận mức chi thăm hỏi là không quá 02 triệu đồng/người.
Lưu ý: Mức hỗ trợ trên chỉ áp dụng đối với nạn nhân bị thương nặng, gia đình nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông có hoàn cảnh khó khăn.
Nạn nhân bị thương, gia đình có nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông được nhận hỗ trợ như thế nào trong dịp Tết Nguyên đán? (Hình từ Internet)
Khi xảy ra tai nạn giao thông những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông được quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.
...
2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo vệ hiện trường;
b) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
c) Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
d) Bảo vệ tài sản của người bị nạn;
đ) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.
4. Cơ quan công an khi nhận được tin về vụ tai nạn có trách nhiệm cử người tới ngay hiện trường để điều tra vụ tai nạn, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và Ủy ban nhân dân địa phương bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
...
Như vậy, theo quy định, khi xảy ra tai nạn giao thông, những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm:
(1) Bảo vệ hiện trường;
(2) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
(3) Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
(4) Bảo vệ tài sản của người bị nạn;
(5) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Thấy người khác bị tai nạn giao thông mà không cứu giúp thì bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Mức xử phạt đối với hành vi không cứu giúp người bị tai nạn giao thông được quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
...
7. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu;
b) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ.
...
Như vậy, theo quy định, nếu như thấy người khác bị tai nạn giao thông mà không cứu giúp khi có yêu cầu thì cá nhân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Đối với tổ chức thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?