Nắn chỉnh hình chân khoèo bẩm sinh được hiểu như thế nào? Trẻ khỏe mạnh có được nắn chỉnh hình chân khoèo bẩm sinh không?
Nắn chỉnh hình chân khoèo bẩm sinh được hiểu như thế nào?
Nắn chỉnh hình tật chân chữ X là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.
Căn cứ theo tiểu mục I Mục 21 Quy trình kỹ thuật nắn chỉnh hình tật chân chữ X ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
NẮN CHỈNH HÌNH CHÂN KHOÈO BẨM SINH
I. ĐẠI CƯƠNG
- Tật chân khoèo bẩm sinh là tật vẹo trục cổ-bàn chân, trong đó có 3 sự biến dạng chính:
+ Cổ chân bị duỗi quá mức (do co rút gân Achille).
+ Cổ chân bị vẹo vào trong (do co cứng cơ chầy sau và co cứng cân gan chân).
+ Và cuối cùng là bàn chân bị xoay vào trong do phối hợp cả 2 nguyên nhân nói trên (xoay nghiêng bàn chân vào trong như kiểu xoay bàn đạp của xe đạp vậy).
- Tật chân khoèo bẩm sinh là một trong những dị tật bẩm sinh thường gặp của cơ quan vận động. Nguyên nhân hay gặp là do người mẹ bị nhiễm virus (thường là virus cúm) trong quá trình mang thai, đặc biệt trong 2 tháng đầu của thai kỳ.
- Tật chân khoèo bẩm sinh hay gặp ở những vùng sâu vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế khó khăn. Ngày nay tật chân khoèo bẩm sinh càng ngày càng ít gặp dần.
- Chân khoèo bẩm sinh nếu đến sớm, hoàn toàn có thể nắn chỉnh bảo tồn.
...
Theo đó, nắn chỉnh hình chân khoèo bẩm sinh được quy định như sau:
- Tật chân khoèo bẩm sinh là tật vẹo trục cổ-bàn chân, trong đó có 3 sự biến dạng chính:
+ Cổ chân bị duỗi quá mức (do co rút gân Achille).
+ Cổ chân bị vẹo vào trong (do co cứng cơ chầy sau và co cứng cân gan chân).
+ Và cuối cùng là bàn chân bị xoay vào trong do phối hợp cả 2 nguyên nhân nói trên (xoay nghiêng bàn chân vào trong như kiểu xoay bàn đạp của xe đạp vậy).
- Tật chân khoèo bẩm sinh là một trong những dị tật bẩm sinh thường gặp của cơ quan vận động.
Nguyên nhân hay gặp là do người mẹ bị nhiễm virus (thường là virus cúm) trong quá trình mang thai, đặc biệt trong 2 tháng đầu của thai kỳ.
- Tật chân khoèo bẩm sinh hay gặp ở những vùng sâu vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế khó khăn. Ngày nay tật chân khoèo bẩm sinh càng ngày càng ít gặp dần.
- Chân khoèo bẩm sinh nếu đến sớm, hoàn toàn có thể nắn chỉnh bảo tồn.
Như vậy, nắn chỉnh hình chân khoèo bẩm sinh sẽ là một dạng của tật như quy định trên.
Nắn chỉnh hình chân (Hình từ Internet)
Trẻ khỏe mạnh có được nắn chỉnh hình chân khoèo bẩm sinh không?
Căn cứ theo tiểu mục II Mục 21 Quy trình kỹ thuật nắn chỉnh hình tật chân chữ X ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
NẮN CHỈNH HÌNH CHÂN KHOÈO BẨM SINH
...
II. CHỈ ĐỊNH
1. Trẻ khỏe mạnh (biểu đồ phát triển bình thường).
2. Tuổi: càng nhỏ càng tốt (tháng đầu vì da trẻ còn quá non dễ loét nên chỉ nắn chỉnh tay không cho quen dần, sau 1 tháng thì sẽ nắn + bó bột).
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Đang có bệnh cấp tính (viêm đường hô hấp, tiêu chẩy cấp, nhiễm virus...).
2. Có bệnh toàn thân nặng kèm theo (tim bẩm sinh, dị dạng đường hô hấp, thiểu năng trí tuệ...).
3. Tại chân cần nắn chỉnh đang bị mụn nhọt, vết thương nhiễm khuẩn.
Theo đó, các trường hợp được chỉ định thực hiện nắn chỉnh hình chân khoèo bẩm sinh như sau:
- Trẻ khỏe mạnh (biểu đồ phát triển bình thường).
- Tuổi: càng nhỏ càng tốt (tháng đầu vì da trẻ còn quá non dễ loét nên chỉ nắn chỉnh tay không cho quen dần, sau 1 tháng thì sẽ nắn + bó bột).
Như vậy, có thể thấy rằng trẻ khỏe mạnh nhưng phải có (biểu đồ phát triển bình thường) thuộc trường hợp chỉ định cho nên có thể thực hiện được thủ thuật nắn chỉnh hình chân khoèo bẩm sinh bình thường.
Người thực hiện nắn chỉnh hình chân khoèo bẩm sinh trong khâu chuẩn bị là ai?
Căn cứ theo tiểu mục IV Mục 21 Quy trình kỹ thuật nắn chỉnh hình tật chân chữ X ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
NẮN CHỈNH HÌNH CHÂN KHOÈO BẨM SINH
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
03 kỹ thuật viên chấn thương chỉnh hình, vì không phải gây mê nên không cần chuyên khoa gây mê.
2. Phương tiện
Tương tự như bó bột Cẳng - bàn chân, không cần dụng cụ đặc biệt gì. Lưu ý: bột thạch cao thường dùng 1-2 cuộn cỡ nhỏ nhất. Nước ngâm bột: mùa lạnh phải dùng nước ấm, tránh cho trẻ không bị cảm lạnh.
3. Người bệnh
- Giải thích kỹ cho cha mẹ trẻ về mục đích và quá trình nắn chỉnh hình là một quá trình điều trị cần tốn nhiều thời gian, công sức, việc theo dõi ngoại trú là chính, nhưng cần sát sao và lâu dài, có sự hướng dẫn kỹ càng của thầy thuốc.
- Hướng dẫn cha mẹ trẻ tự làm một số việc đơn giản để phối hợp cùng thầy thuốc trong cả quá trình điều trị lâu dài.
- Cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi làm thủ thuật.
4. Hồ sơ: cần làm giấy cam kết chấp nhận thủ thuật có ký nhận của bố hoặc mẹ. Nếu trẻ không có bố mẹ (trẻ mồ côi ở các chùa hoặc nhà thờ nuôi dưỡng, cô nhi viện…) thì người bảo hộ hợp pháp ký.
...
Theo đó, ở bước chuẩn bị thì người thực hiện sẽ có 03 kỹ thuật viên chấn thương chỉnh hình, vì không phải gây mê nên không cần chuyên khoa gây mê.
Như vậy, người thực hiện nắn chỉnh hình chân khoèo bẩm sinh trong khâu chuẩn bị là 03 kỹ thuật viên chấn thương chỉnh hình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?