Nam nữ sống thử với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì ai sẽ được quyền nuôi con?

Nam nữ sống thử với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn nếu chia tay nhau thì ai sẽ được quyền nuôi con? Nuôi con khi không đăng ký kết hôn thì người mẹ có được yêu cầu cấp dưỡng không? - câu hỏi của chị H. (Tiền Giang)

Nam nữ sống thử với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì ai sẽ được quyền nuôi con?

Nam nữ sống thử với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Căn cứ trên quy định quyền, nghĩa vụ đối với con giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

Dẫn chiếu đến Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con như sau:

Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Theo quy định nêu trên thì cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền nuôi con ngang nhau không phân biệt có hay không đăng ký kết hôn.

Do đó, nam nữ sống thử với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn khi chia tay thì quyền nuôi con vẫn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận.

Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, hai người có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên khi không sống thử với nhau nữa.

- Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc hai bên có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Nam nữ sống thử với nhau

Nam nữ sống thử với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì ai sẽ được quyền nuôi con? (Hình từ Internet)

Không đăng ký kết hôn thì người cha có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con hay không?

Tại khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

Nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.

Ngoài ra, theo Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Do đó, nếu nam nữ sống thử với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân. Trường hợp người con được sinh ra mặc dù có quan hệ huyết thống nhưng thực tế để được yêu cầu cấp dưỡng thì sẽ rất khó nếu một bên trốn tránh không cấp dưỡng.

Trong trường hợp này, để có căn cứ yêu cầu cấp dưỡng thì phải có quyết định xác nhận cha con để xác định quan hệ huyết thống.

Hành vi nào được coi là hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình?

Hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình được quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
...
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
...

Theo đó, những hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình gồm:

- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

- Yêu sách của cải trong kết hôn;

- Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

- Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

- Bạo lực gia đình;

- Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Chung sống với nhau như vợ chồng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chung sống với nhau như vợ chồng, làm sao để xác định được?
Pháp luật
Anh em họ hàng chung sống với nhau như vợ chồng bị phạt bao nhiêu? Giải quyết hậu quả việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thế nào?
Pháp luật
Nam nữ sống thử với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì ai sẽ được quyền nuôi con?
Pháp luật
Sống thử là gì? Nam nữ sống thử với nhau như vợ chồng thì khi chia tay tài sản có phải chia đôi không?
Pháp luật
Đang chung sống với nhau như vợ chồng và đã có con nhưng lại muốn kết hôn với người khác thì có trái với pháp luật không?
Pháp luật
Xác nhận quan hệ hôn nhân cho hai người chung sống với nhau như vợ chồng từ trước năm 1987 như thế nào?
Pháp luật
Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết như thế nào?
Pháp luật
Nam nữ chưa kết hôn thì có được phép thuê phòng trọ để chung sống với nhau như vợ chồng hay không?
Pháp luật
Người đã có vợ muốn được nhận con riêng với người cũ nhưng cả vợ và người cũ không cho nhận thì phải làm thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chung sống với nhau như vợ chồng
926 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chung sống với nhau như vợ chồng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chung sống với nhau như vợ chồng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào