Năm 2025 chỉ được phép bấm còi xe trong 02 trường hợp nào theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024?
Năm 2025 chỉ được phép bấm còi xe trong 02 trường hợp nào theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024?
Căn cứ theo Điều 21 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:
Sử dụng tín hiệu còi
1. Chỉ được sử dụng tín hiệu còi của phương tiện tham gia giao thông đường bộ trong các trường hợp sau đây:
a) Báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ khi xuất hiện tình huống có thể mất an toàn giao thông;
b) Báo hiệu chuẩn bị vượt xe.
2. Không sử dụng còi liên tục; không sử dụng còi có âm lượng không đúng quy định; không sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ xe ưu tiên.
Theo đó, chỉ được bấm còi xe khi tham gia giao thông đường bộ trong 02 trường hợp sau:
(1) Báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ khi xuất hiện tình huống có thể mất an toàn giao thông;
(2) Báo hiệu chuẩn bị vượt xe.
Chú ý:
+ Không sử dụng còi liên tục;
+ Không sử dụng còi có âm lượng không đúng quy định;
+ Không sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ xe ưu tiên.
Hiện nay, tại khoản 12 Điều 7 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về bấm còi xe như sau: + Cấm bấm còi, rú ga liên tục; + Cấm bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ. |
Năm 2025 chỉ được phép bấm còi xe trong 02 trường hợp nào theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024? (Hình từ Internet)
Khi tham gia giao thông đường bộ cần chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe như sau:
(1) Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu với xe phía trước cùng làn đường hoặc phần đường.
(2) Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác để bảo đảm an toàn.
(3) Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn trong các trường hợp sau đây:
+ Tại nơi có vạch kẻ đường hoặc báo hiệu khác dành cho người đi bộ hoặc tại nơi mà người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường;
+ Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường;
+ Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế;
+ Nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường bộ, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường hẹp, đường vòng, đường quanh co, đường đèo, dốc;
+ Nơi cầu, cống hẹp, đập tràn, đường ngầm, hầm chui, hầm đường bộ;
+ Khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung đông người, khu vực đông dân cư, chợ, khu vực đang thi công trên đường bộ, hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ;
+ Có vật nuôi đi trên đường hoặc chăn thả ở ven đường;
+ Tránh xe đi ngược chiều hoặc khi cho xe đi phía sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi cùng chiều phía trước;
+ Điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ có khách đang lên, xuống xe;
+ Gặp xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, hàng hóa nguy hiểm; đoàn người đi bộ;
+ Gặp xe ưu tiên;
+ Điều kiện trời mưa, gió, sương, khói, bụi, mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ;
+ Khu vực đang tổ chức kiểm soát giao thông đường bộ.
(4) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Thực hiện hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định khi tham gia giao thông đường bộ thì thực hiên hiệu lệnh của người điều khiển giao thông được quy định như sau:
(1) Tay bên phải giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở tất cả các hướng phải dừng lại;
(2) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại;
Người tham gia giao thông đường bộ ở phía bên phải và bên trái người điều khiển giao thông được đi;
(3) Tay bên phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại;
Người tham gia giao thông đường bộ ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải;
Người tham gia giao thông đường bộ ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng;
Người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
Chú ý: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?