Năm 2023 sinh viên mang thai có được nghỉ học tạm thời hay không? Thời gian nghỉ học tạm thời có được tính vào thời gian học chính thức?
Trường hợp nào sinh viên được nghỉ học tạm thời?
Căn cứ Điều 15 Quy chế ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT (Quy chế) quy định việc sinh viên được nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập trong các trường hợp sau:
- Được điều động vào lực lượng vũ trang, được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia tham dự các kỳ thi, giải đấu quốc tế.
- Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài có chứng nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
- Nghỉ học vì lý do cá nhân khác nhưng đã phải học tối thiểu 1 học kỳ ở cơ sở đào tạo và không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật.
Đồng thời, thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức quy định tại khoản 5 Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT.
Theo đó, sinh viên xin thôi học vì lý do cá nhân, trừ trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật. Những sinh viên này muốn quay trở lại học phải dự tuyển đầu vào như những thí sinh khác.
Bên cạnh đó, Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể về điều kiện, thẩm quyền, thủ tục xét nghỉ học tạm thời, tiếp nhận trở lại học và cho thôi học; việc bảo lưu và công nhận kết quả học tập đã tích lũy đối với sinh viên xin thôi học.
Như vậy, sinh viên được nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập trong các trường hợp vừa nêu trên và thực hiện theo Quy chế của cơ sở đào tạo.
Năm 2023, trường hợp sinh viên mang thai có được nghỉ học tạm thời hay không? Thời gian nghỉ học tạm thời có được tính vào thời gian học chính thức?(Hình internet)
Năm 2023, trường hợp sinh viên mang thai có được nghỉ học tạm thời hay không?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 15 Quy chế ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT đã nêu rõ sinh viên được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong trường hợp bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Như vậy, trường sinh viên mang thai trong quá trình học tập sẽ được nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập
- Đồng thời cũng không cần điều kiện về thời gian học tối thiểu.
- Đồng thời, thủ tục để được tiếp nhận trở lại học sẽ theo Quy chế của cơ sở đào tạo.
Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định thời gian nghỉ học tạm thời phải được tính vào thời gian học tập thời gian học chính thức quy định, cụ thể như sau:
- Thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo.
- Đối với sinh viên học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.
Cách viết đơn xin nghỉ học tạm thời như thế nào? Mẫu đơn xin nghỉ học tạm thời ra sao?
Khi viết đơn xin nghỉ học tạm thời một số học phần, sinh viên cần lưu ý viết đầy đủ những nội dung sau:
- Có quốc hiệu, tiêu ngữ
- Tiêu đề đơn: "Đơn xin nghỉ học tạm thời một số học phần". Tiêu đề cần được in đậm và căn giữa
- Ngày tháng nộp đơn: viết dưới tiêu đề, hoặc viết ở phần cuối cùng bên trên chữ ký của người nộp đơn. Phần ngày tháng cần được căn chỉnh sang trái
- Thông tin cá nhân của người nộp đơn: bao gồm những thông tin sau: Họ và tên, mã số sinh viên, lớp, ngày sinh, nơi sinh, khóa bao nhiêu, hiện đang học khoa nào. Những thông tin cá nhân này sẽ được căn lề trái
- Phần kính gửi: kính gửi ban giám hiệu nhà trường, phòng đào tạo
- Thông tin chi tiết của người nhận: tên của nơi sẽ nhận đơn đăng ký, ví dụ như khoa đang theo học, cố vấn học tập, hiệu trưởng, trường phòng đào tạo,...Có thể thêm thông tin chi tiết như địa chỉ, email của nơi nhận.
- Viết dòng chủ đề: Bên dưới thông tin chi tiết của người nhận, hãy viết dòng chủ đề của ứng dụng. Điều này nên tóm tắt ngắn gọn lý do nghỉ việc. Ví dụ: “Đơn xin nghỉ phép tạm thời để điều trị y tế”
- Phần thân đơn: Trình bày lí do xin nghỉ học tạm thời một số học phần. Liệt kê ra tên và số tín chỉ của những học phần xin nghỉ học tạm thời. Đề cập đến những ngày mà bạn cần nghỉ phép và khi bạn dự định tiếp tục khóa học. Ngoài ra, hãy đề cập nếu có bất kỳ bài tập hoặc bài kiểm tra nào đang chờ xử lý mà bạn cần phải hoàn thành. Bạn nên giải thích ngắn gọn về cách bạn dự định bắt kịp công việc đã bỏ lỡ.
- Kết đơn xin phép: Kết đơn xin phép bằng cách cảm ơn người nhận đã dành thời gian và sự quan tâm của họ. Kết đơn xin phép bằng cách kết thúc lịch sự, chẳng hạn như “Trân trọng” hoặc “Cảm ơn”.
- Chữ ký và chi tiết liên hệ: Bên dưới phần kết thúc, hãy chừa một khoảng trống cho chữ ký của bạn và viết tên đầy đủ, số điện thoại liên lạc và địa chỉ email của bạn.
- Lưu ý:
+ Đính kèm bất kỳ tài liệu hỗ trợ nào: Nếu có bất kỳ tài liệu hỗ trợ nào, chẳng hạn như ghi chú của bác sĩ hoặc tài liệu khẩn cấp của gia đình, hãy đính kèm chúng vào đơn đăng ký.
- Sau khi viết đơn thì sinh viên sẽ nộp đơn tại phòng công tác sinh viên, phòng đào tạo theo yêu cầu của trường, tùy thuộc vào lý do xin nghỉ học tạm thời mà sinh viên sẽ nộp kèm giấy xác nhận tương ứng. Ví dụ như nghỉ học vì lý do sức khỏe thì cần có giấy xác nhận của cơ sở y tế xác nhận không đủ sức khỏe để học tập vì lý do ốm đau, tai nạn,…
Tải về mẫu đơn tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?