Muốn thực hiện một dự án đầu tư công thì cần thực hiện theo thủ tục, trình tự như thế nào theo quy định?
Muốn thực hiện một dự án đầu tư công thì cần thực hiện theo thủ tục, trình tự như thế nào theo quy định?
Trình tự, thủ tục thực hiện một dự án đầu tư công theo Nghị định 40/2020/NĐ-CP được hệ thống thành các bước như sau:
- Bước 1: Lập, phê duyệt và giao kế hoạch vốn trung hạn và hằng năm (gồm 2 điều, Điều 36 Nghị định 40/2020/NĐ-CP và Điều 37 Nghị định 40/2020/NĐ-CP).
- Bước 2: Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đẩu tư công (gồm 8 điều, từ Điều 5 Nghị định 40/2020/NĐ-CP đến Điều 12 Nghị định 40/2020/NĐ-CP).
- Bước 3: Trình tự, thủ tục quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công (gồm 12 điều, từ Điều 13 Nghị định 40/2020/NĐ-CP đến Điều 24 Nghị định 40/2020/NĐ-CP).
+ Lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi): Chủ đầu tư (hoặc thuê đơn vị có chức năng) lập báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật dự án đầu tư xây dựng) phù hợp với chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
+ Thẩm định dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi).
Trình tự, thủ tục thực hiện dự án đầu tư công (Hình từ Internet)
Thời gian thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng là bao lâu?
Theo Điều 19 Nghị định 40/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Thời gian thẩm định chương trình, dự án đầu tư công
1. Thời gian thẩm định chương trình, dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng kể từ ngày cơ quan chủ trì thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau:
a) Chương trình mục tiêu quốc gia: Không quá 60 ngày;
b) Chương trình đầu tư công (không bao gồm chương trình mục tiêu quốc gia): Không quá 45 ngày;
c) Dự án nhóm A: Không quá 45 ngày;
d) Dự án nhóm B, C: Không quá 30 ngày;
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc nội dung trong báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án không phù hợp với các quy định tại Điều 44 của Luật Đầu tư công, trong thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan trình thẩm định bổ sung hồ sơ hoặc hoàn chỉnh nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án.
2. Thời gian thẩm định dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng.
3. Thời gian thẩm định nội bộ do người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quy định.
4. Trường hợp cần gia hạn thời gian thẩm định chương trình, dự án, Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định phải báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án cho phép gia hạn thời gian thẩm định. Thời gian gia hạn không quá thời gian thẩm định tương ứng được quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, thời gian thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng kể từ ngày cơ quan chủ trì thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau:
- Dự án nhóm A: Không quá 45 ngày;
- Dự án nhóm B, C: Không quá 30 ngày;
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc nội dung trong báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án không phù hợp với các quy định tại Điều 44 Luật Đầu tư công, trong thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan trình thẩm định bổ sung hồ sơ hoặc hoàn chỉnh nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án.
Hồ sơ thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng gồm những gì?
Hồ sơ thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng được quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 40/2020/NĐ-CP gồm:
- Tờ trình thẩm định dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư dự án; mục tiêu và những nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định dự án đầu tư công;
- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định tại Điều 44 của Luật Đầu tư công;
- Báo cáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tổng hợp ý kiến cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án đối với các dự án theo quy định tại Điều 74 của Luật Đầu tư công;
- Các tài liệu khác có liên quan phục vụ cho việc thẩm định dự án đầu tư công (nếu có).
Hồ sơ thẩm định dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng, ý kiến của cộng đồng dân cư quy định tại điểm c khoản 1 Điều này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Số lượng hồ sơ thẩm định gửi Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định là 10 bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?