Muốn thành lập Đoàn khám bệnh chữa bệnh nhân đạo thuộc Bộ Quốc phòng cần đáp ứng các điều kiện gì?
Muốn thành lập Đoàn khám bệnh chữa bệnh nhân đạo thuộc Bộ Quốc phòng cần đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 103/2016/TT-BQP quy định về điều kiện đối với Đoàn khám bệnh chữa bệnh nhân đạo như sau:
Điều kiện đối với Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
1. Điều kiện về cơ sở vật chất:
a) Đối với Đoàn KBCBNĐ tại các cơ sở KBCB thuộc Bộ Quốc phòng, cơ sở KBCB đó phải có GPHĐ;
b) Đối với Đoàn KBCBNĐ lưu động, địa Điểm tổ chức thực hiện hoạt động KBCBNĐ phải đáp ứng các Điều kiện sau:
- Có nơi đón tiếp, buồng khám bệnh các chuyên khoa, buồng cấp cứu, buồng lưu người bệnh; trường hợp thực hiện tiểu phẫu phải có buồng tiểu phẫu;
- Đáp ứng các Điều kiện về kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Bảo đảm đủ điện, nước và các Điều kiện khác phục vụ KBCBNĐ.
2. Điều kiện về nhân sự:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của Đoàn KBCBNĐ phải đáp ứng một trong các Điều kiện sau:
- Là bác sỹ có CCHN do Bộ Y tế hoặc Bộ Quốc phòng cấp theo quy định của pháp luật về KBCB với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong CCHN phù hợp với danh Mục kỹ thuật chuyên môn mà đoàn đã đăng ký và có thời gian hành nghề KBCB ít nhất là 36 tháng kể từ ngày được cấp CCHN hoặc được thủ trưởng cơ sở KBCB xác nhận đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật ít nhất 36 tháng;
- Là lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền có CCHN do Bộ Y tế hoặc Bộ Quốc phòng cấp theo quy định của pháp luật về KBCB nếu thực hiện KBCBNĐ bằng y học cổ truyền.
b) Các thành viên khác của đoàn trực tiếp tham gia KBCB phải có CCHN. Trường hợp thành viên trực tiếp tham gia KBCB nhưng không thuộc diện phải có CCHN theo quy định của pháp luật về KBCB thì phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với phạm vi chuyên môn được phân công;
c) Trường hợp có thực hiện cấp phát thuốc, người cấp phát thuốc phải có bằng cấp chuyên môn tối thiểu là dược tá hoặc bác sỹ, y sỹ có CCHN;
d) Cá nhân thuộc các tổ chức trong nước, nước ngoài tham gia Đoàn KBCBNĐ ngoài các quy định tại các Điểm a, b, c Khoản này, phải đáp ứng đầy đủ các Điều kiện quy định tại Điều 5 Thông tư này.
3. Điều kiện về trang thiết bị y tế và thuốc:
a) Có đủ trang thiết bị y tế, hộp thuốc chống choáng, thuốc cấp cứu và thuốc chữa bệnh phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký KBCBNĐ;
b) Trang thiết bị phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và thuốc sử dụng để KBCBNĐ phải thuộc danh Mục được phép lưu hành tại Việt Nam và còn thời hạn sử dụng.
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:
a) Thực hiện đúng các quy định về chuyên môn kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn được Bộ Y tế hoặc Bộ Quốc phòng cho phép;
b) Trường hợp thực hiện phẫu thuật tại cơ sở KBCB lưu động như tàu bay, tàu thủy, tàu hỏa, ô tô hoặc các phương tiện chuyên dụng di động khác phải có hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với cơ sở KBCB tại địa phương (quân y hoặc dân y) để bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng cho người bệnh.
5. Trường hợp Đoàn KBCBNĐ thực hiện KBCB tại cơ sở KBCB phải được cơ sở KBCB đó đồng ý bằng văn bản.
6. Trường hợp Đoàn KBCBNĐ thực hiện KBCB tại địa Điểm khác ngoài cơ sở KBCB phải được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc người đứng đầu địa Điểm nơi thực hiện KBCBNĐ đồng ý bằng văn bản.
7. Có văn bản chứng minh nguồn gốc tài chính ổn định bảo đảm cho hoạt động KBCBNĐ.
Như vậy, nếu anh muốn thành lập đoàn KCBNĐ thì cần đáp ứng các điều kiện nêu trên như sau:
+ Điều kiện về cơ sở vật chất;
+ Điều kiện về nhân sự;
+ Điều kiện về trang thiết bị y tế và thuốc;
+ Phạm vi hoạt động chuyên môn;
+ Trường hợp Đoàn KBCBNĐ thực hiện KBCB tại cơ sở KBCB phải được cơ sở KBCB đó đồng ý bằng văn bản.
+ Trường hợp Đoàn KBCBNĐ thực hiện KBCB tại địa Điểm khác ngoài cơ sở KBCB phải được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc người đứng đầu địa Điểm nơi thực hiện KBCBNĐ đồng ý bằng văn bản.
+ Có văn bản chứng minh nguồn gốc tài chính ổn định bảo đảm cho hoạt động KBCBNĐ.
Lưu ý: KBCB là viết tắt của khám bệnh chữa bệnh; KBCBNĐ là viết tắt của khám chữa bệnh nhân đạo - theo Điều 1 Thông tư 103/2016/TT-BQP.
Muốn thành lập Đoàn khám bệnh chữa bệnh nhân đạo thuộc Bộ Quốc phòng cần đáp ứng các điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cho phép khám bệnh chữa bệnh nhân đạo bao gồm những gì?
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 103/2016/TT-BQP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
1. Hồ sơ đề nghị cho phép KBCBNĐ:
a) Đơn đề nghị cho phép KBCBNĐ thực hiện theo Mẫu 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ tư pháp hoặc lý lịch (đối với tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài);
c) Văn bản phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với Đoàn KBCBNĐ;
d) Bản kê khai danh sách các thành viên tham gia KBCBNĐ thực hiện theo Mẫu 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Bản sao có chứng thực CCHN của các thành viên tham gia Đoàn KBCBNĐ;
e) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của người trực tiếp tham gia KBCB nhưng không thuộc diện phải có CCHN theo quy định của pháp luật về KBCB;
g) Kế hoạch KBCBNĐ thực hiện theo Mẫu 3 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
h) Văn bản đồng ý của cơ sở KBCB đối với Đoàn KBCBNĐ tại các cơ sở KBCB hoặc của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, người đứng đầu địa Điểm dự kiến tổ chức hoạt động KBCBNĐ đối với Đoàn KBCBNĐ lưu động;
i) Văn bản chứng minh nguồn gốc tài chính ổn định bảo đảm cho hoạt động KBCBNĐ.
...
4. Trường hợp KBCBNĐ theo nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, các cơ sở KBCB nộp hồ sơ theo quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e, g và Điểm h Khoản 1 Điều này kèm theo bản sao văn bản giao nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền về Cục Quân y (Phòng, Ban Quân y) trước khi thực hiện KBCBNĐ.
Như vậy, Hồ sơ đề nghị cho phép KBCBNĐ như sau:
a) Đơn đề nghị cho phép KBCBNĐ thực hiện theo Mẫu 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 103/2016/TT-BQP;
b) Hồ sơ tư pháp hoặc lý lịch (đối với tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài);
c) Văn bản phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với Đoàn KBCBNĐ;
d) Bản kê khai danh sách các thành viên tham gia KBCBNĐ thực hiện theo Mẫu 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Bản sao có chứng thực CCHN của các thành viên tham gia Đoàn KBCBNĐ;
e) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của người trực tiếp tham gia KBCB nhưng không thuộc diện phải có CCHN theo quy định của pháp luật về KBCB;
g) Kế hoạch KBCBNĐ thực hiện theo Mẫu 3 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 103/2016/TT-BQP;
h) Văn bản đồng ý của cơ sở KBCB đối với Đoàn KBCBNĐ tại các cơ sở KBCB hoặc của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, người đứng đầu địa Điểm dự kiến tổ chức hoạt động KBCBNĐ đối với Đoàn KBCBNĐ lưu động;
i) Văn bản chứng minh nguồn gốc tài chính ổn định bảo đảm cho hoạt động KBCBNĐ.
Lưu ý: Trường hợp KBCBNĐ theo nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, các cơ sở KBCB nộp hồ sơ theo quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e, g và Điểm h Khoản 1 Điều này kèm theo bản sao văn bản giao nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền về Cục Quân y (Phòng, Ban Quân y) trước khi thực hiện KBCBNĐ.
Ai có thẩm quyền cho phép khám bệnh chữa bệnh nhân đạo?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 103/2016/TT-BQP quy định như sau:
Thẩm quyền cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho phép KBCBNĐ đối với các cơ sở KBCB trực thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ sở KBCB thuộc đơn vị cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng nhưng không có cơ quan quân y.
2. Thủ trưởng các đơn vị cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng cho phép KBCBNĐ đối với các cơ sở KBCB thuộc thẩm quyền quản lý, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, thẩm quyền cho phép khám bệnh chữa bệnh nhân đạo như sau:
+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho phép KBCBNĐ đối với các cơ sở KBCB trực thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ sở KBCB thuộc đơn vị cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng nhưng không có cơ quan quân y.
+ Thủ trưởng các đơn vị cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng cho phép KBCBNĐ đối với các cơ sở KBCB thuộc thẩm quyền quản lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 103/2016/TT-BQP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?