Muốn làm viên chức địa chính cần đáp ứng điều kiện gì? Viên chức địa chính được phân thành bao nhiêu hạng?
Viên chức địa chính được phân thành bao nhiêu hạng?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư liên tịch 52/2015/TTLT-BTNMT-BNV thì viên chức địa chính được phân hạng theo chức danh thành 3 hạng như sau:
(1) Địa chính viên hạng II - Mã số: V.06.01.01
(2) Địa chính viên hạng III - Mã số: V.06.01.02
(3) Địa chính viên hạng IV - Mã số: V.06.01.03
Muốn làm viên chức địa chính cần đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Muốn làm viên chức địa chính cần đáp ứng điều kiện gì?
Đầu tiên muốn làm viên chức địa chính thì cần đáp ứng được các tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp theo Điều 3 Thông tư liên tịch 52/2015/TTLT-BTNMT-BNV, cụ thể như sau:
- Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao, luôn tuân thủ pháp luật; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Có tinh thần cầu thị, hợp tác và không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực nghiên cứu và chủ động áp dụng các thành tựu khoa học trong công tác địa chính; tâm huyết với công việc.
- Không lợi dụng chức danh, quyền hạn để hoạt động xâm hại đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia; không mưu cầu lợi ích cá nhân; giữ gìn bí mật quốc gia trong phạm vi chuyên môn của mình.
- Có lối sống lành mạnh, gương mẫu; không quan liêu, tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tích cực đấu tranh với những hành vi tiêu cực.
- Trung thực, đoàn kết, khách quan, khiêm tốn và không sách nhiễu, gây cản trở khi thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến quyền và lợi ích của công dân.
* Bên cạnh đó thì còn cần đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn riêng theo từng chức danh nghề nghiệp của viên chức địa chính.
Viên chức địa chính hạng II có tiêu chuẩn như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 52/2015/TTLT-BTNMT-BNV (Được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 12/2022/TT-BTNMT) thì để trở thành viên chức địa chính hạng II cần đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:
(1) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành đất đai, địa chính, bản đồ, trắc địa, viễn thám, địa lý;
- Có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành địa chính.
(2) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
- Nắm vững chiến lược phát triển lĩnh vực quản lý đất đai và pháp luật đất đai;
- Có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành liên quan đến đất đai;
- Có khả năng phân tích, tổng hợp về tình hình kinh tế - xã hội, thông tin phát triển khoa học kỹ thuật liên quan đến công tác đất đai;
- Có khả năng tổ chức triển khai công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; xây dựng và tổ chức thực hiện phương án kinh tế-kỹ thuật về lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đo đạc địa chính, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, điều tra đánh giá đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, định giá đất;
- Tham gia ít nhất 01 (một) đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp bộ trở lên hoặc chủ trì 01 (một) đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được nghiệm thu ở mức đạt trở lên.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc sử dụng phần mềm chuyên ngành địa chính, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Viên chức địa chính hạng III có tiêu chuẩn như thế nào?
Viên chức địa chính hạng III phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 52/2015/TTLT-BTNMT-BNV (Được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 12/2022/TT-BTNMT) cụ thể gồm:
(1) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành đất đai, địa chính, bản đồ, trắc địa, viễn thám, địa lý;
- Có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành địa chính.
(2) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
- Am hiểu pháp luật đất đai;
- Có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành liên quan đến đất đai;
- Nắm vững tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật và các quy định khác về đất đai;
- Có khả năng triển khai thực hiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đo đạc địa chính, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Viên chức địa chính hạng IV có tiêu chuẩn như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư liên tịch 52/2015/TTLT-BTNMT-BNV (Được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 12/2022/TT-BTNMT) thì viên chức địa chính hạng IV có tiêu chuẩn như sau:
(1) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên phù hợp với khung năng lực của vị trí việc làm hoặc ngành, chuyên ngành đất đai, địa chính, bản đồ, trắc địa, viễn thám, địa lý
(2) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
- Nắm được nội dung cơ bản của pháp luật đất đai; nắm được các quy định của pháp luật, của ngành về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đo đạc địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai, đánh giá phân hạng đất;
- Có khả năng vận dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định khác trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đo đạc địa chính, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, đánh giá phân hạng đất; nắm chắc nội dung và nghiệp vụ quản lý kỹ thuật, phương pháp tổ chức thực hiện trong phạm vi nhiệm vụ được giao;
- Nắm được tình hình kinh tế - xã hội có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn phương án sử dụng đất kết hợp đa mục đích thực hiện như thế nào theo Nghị định 102?
- Tiêu chí thụ hưởng chính sách hỗ trợ thông tin của tổ hợp tác là gì? Nội dung chính sách hỗ trợ thông tin tổ hợp tác là gì?
- Yêu cầu của tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang đối với Cảnh sát giao thông từ 01/01/2025?
- Mô hình hoạt động của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán do ai quyết định? Được cung cấp dịch vụ nào?
- Nhà ở công vụ liền kề cao bao nhiêu tầng? Được thiết kế theo kiểu nào? Trang thiết bị nội thất của nhà ở công vụ liền kề bao gồm những gì?