Muốn hưởng chế độ thai sản nhưng tháng liền kề trước khi sinh không đóng bảo hiểm xã hội thì có được hưởng chế độ không?
- Điều kiện hưởng chế độ thai sản có bắt buộc là tháng liền kề trước khi sinh phải đóng bảo hiểm xã hội không?
- Muốn hưởng chế độ thai sản nhưng tháng liền kề trước khi sinh không đóng bảo hiểm xã hội thì có được hưởng chế độ không?
- Hồ sơ để được hưởng chế độ thai sản cần nộp giấy khai sinh bản chính hay bản sao?
- Thời hạn giải quyết chế độ thai sản khi sinh con được pháp luật quy định như thế nào?
Điều kiện hưởng chế độ thai sản có bắt buộc là tháng liền kề trước khi sinh phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Về điều kiện hưởng chế độ thai sản căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
b) Lao động nữ sinh con;
...
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Theo đó, điều kiện hưởng chế độ thai sản là bạn cần phải đóng từ 06 tháng bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh mà không yêu cầu bắt buộc là tháng liền kề trước khi sinh phải đóng bảo hiểm xã hội.
Muốn hưởng chế độ thai sản nhưng tháng liền kề trước khi sinh không đóng bảo hiểm xã hội thì có được hưởng chế độ không?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
...
Như vậy, theo quy định trên trường hợp của bạn là: Bạn dự sinh vào ngày 3/4/2023 và tháng 3 bạn xin nghỉ không lương.
Do đó, 12 tháng trước khi sinh con của bạn được xác định từ tháng 4/2022 đến tháng 3/2023 và trong thời gian đó bạn có đóng từ đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội trở lên thì bạn sẽ được giải quyết chế độ thai sản.
Việc tháng liền kề nghỉ không lương không đóng bảo hiểm xã hội sẽ không ảnh hưởng đến chế độ thai sản của bạn.
Chế độ thai sản (Hình từ Internet)
Hồ sơ để được hưởng chế độ thai sản cần nộp giấy khai sinh bản chính hay bản sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định như sau:
Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
...
2. Tiếp nhận hồ sơ giấy do đơn vị SDLĐ nộp theo hướng dẫn tại điểm 2.1, 2.2, 2.4 khoản này và hồ sơ do người lao động, thân nhân người lao động nộp theo hướng dẫn tại điểm 2.3 khoản này với thành phần hồ sơ cho từng loại chế độ như sau:
...
2.2. Đối với chế độ thai sản của người đang đóng BHXH: Hồ sơ theo quy định tại Điều 101 Luật BHXH; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 5 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP; Điều 15, 18, 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT; Điều 7 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP và khoản 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập và hồ sơ nêu dưới đây:
2.2.2. Lao động nữ sinh con:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.
...
Như vậy, theo quy định này thì một trong số những giấy tờ để được hưởng chế độ thai sản mà bạn có thể nộp để hưởng chế độ thai sản là bản sao giấy khai sinh.
Thời hạn giải quyết chế độ thai sản khi sinh con được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 định như sau:
Trách nhiệm giải quyết và chi trả
...
4. Thời hạn giải quyết và chi trả
4.1. Trường hợp đơn vị SDLĐ đề nghị: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
4.2. Trường hợp người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
...
Vì vậy, theo quy định trên thì trong thời hạn tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định từ công ty bạn thì cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và chi trả tiền trợ cấp chế độ thai sản khi sinh con cho bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?