Mức xử phạt đối với trung tâm dịch vụ việc làm không theo dõi tình trạng việc làm của người lao động do mình cung ứng là bao nhiêu?
- Trung tâm dịch vụ việc làm có phải theo dõi tình trạng việc làm của người lao động do mình cung ứng không?
- Mức xử phạt đối với trung tâm dịch vụ việc làm không theo dõi tình trạng việc làm của người lao động do mình cung ứng là bao nhiêu?
- Tổ chức bảo hiểm xã hội phải thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn bao lâu?
Trung tâm dịch vụ việc làm có phải theo dõi tình trạng việc làm của người lao động do mình cung ứng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 23/2021/NĐ-CP có quy định về quản lý hoạt động dịch vụ việc làm tại trung tâm dịch vụ việc làm như sau:
Quản lý hoạt động dịch vụ việc làm tại trung tâm dịch vụ việc làm
1. Trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận, lập hồ sơ các cơ quan, tổ chức và cá nhân đến đăng ký dịch vụ việc làm theo các Mẫu số 01, 01 a, 02, 03, 03a Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện theo dõi tình trạng việc làm cho người lao động được giới thiệu hoặc cung ứng tối thiểu 03 tháng hoặc trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động đối với những trường hợp thực hiện hợp đồng lao động dưới 03 tháng theo Mẫu số 04 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức cung cấp các dịch vụ và quản lý hoạt động dịch vụ việc làm tại trung tâm dịch vụ việc làm đảm bảo theo các quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Như vậy, theo quy định nêu trên, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm theo dõi tình trạng việc làm của người lao động do trung tâm cung cấp.
Mức xử phạt đối với trung tâm dịch vụ việc làm không theo dõi tình trạng việc làm của người lao động do mình cung ứng là bao nhiêu? (Hình từ Internet).
Mức xử phạt đối với trung tâm dịch vụ việc làm không theo dõi tình trạng việc làm của người lao động do mình cung ứng là bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có vi phạm quy định về dịch vụ việc làm như sau:
Vi phạm quy định về dịch vụ việc làm
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có một trong các hành vi sau đây:
a) Thông báo hoạt động dịch vụ việc làm không theo quy định của pháp luật;
b) Không niêm yết công khai bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép, quyết định thu hồi giấy phép tại trụ sở chính của doanh nghiệp;
c) Không theo dõi tình trạng việc làm của người lao động do doanh nghiệp giới thiệu hoặc cung ứng tối thiểu 03 tháng hoặc trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động đối với những trường hợp thực hiện hợp đồng lao động dưới 03 tháng.
...
Và, tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, căn cứ các quy định trích dẫn trên, trung tâm dịch vụ việc làm không theo dõi tình trạng việc làm cho người lao động sẽ bị xử phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Tổ chức bảo hiểm xã hội phải thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo Điều 46 Luật Việc làm 2013 có quy định về hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.
3. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Theo đó, tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?