Mức xử phạt đối với hành vi cản trở đại diện của cơ quan hoặc cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án?
- Mức xử phạt đối với hành vi cản trở đại diện của cơ quan hoặc cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án?
- Chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính theo yêu cầu của Tòa án?
- Hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính theo yêu cầu của Tòa án có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Mức xử phạt đối với hành vi cản trở đại diện của cơ quan hoặc cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án?
Căn cứ vào Điều 17 Pháp lệnh 02/2022/UBVQH15 quy định như sau:
Hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa, hành hung hoặc lợi dụng sự lệ thuộc nhằm cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính theo yêu cầu của Tòa án sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài việc bị xử phạt hành chính theo quy định nêu trên thì khi thực hiện hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính theo yêu cầu của Tòa án cũng sẽ chịu hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiên vi phạm hành chính.
Lưu ý, mức xử phạt hành chính theo quy định trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt hành chính sẽ bằng 02 lần so với cá nhân.
Mức xử phạt đối với hành vi cản trở đại diện của cơ quan hoặc cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án?
Chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính theo yêu cầu của Tòa án?
Căn cứ vào Điều 33 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
Xác định thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân
1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, khoản 1 Điều 13, Điều 14, Điều 16, khoản 1 Điều 18, khoản 1 Điều 19, khoản 1 và khoản 2 Điều 23 của Pháp lệnh này.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, Điều 12, khoản 1 và khoản 2 Điều 13, Điều 14, khoản 1 Điều 15, Điều 16, Điều 17, khoản 1 và khoản 2 Điều 18, Điều 19, khoản 1 Điều 21, khoản 1 Điều 22, các khoản 1, 2 và 3 Điều 23 và Điều 24 của Pháp lệnh này.
3. Chánh án Tòa án quân sự khu vực xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 9, Điều 11, Điều 12, khoản 1 và khoản 2 Điều 13, Điều 14, khoản 1 Điều 15, các khoản 1, 2 và 3 Điều 23 và Điều 24 của Pháp lệnh này.
4. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 11 đến Điều 24 của Pháp lệnh này.
5. Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 15, Điều 23 và Điều 24 của Pháp lệnh này.
Theo đó, người có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính theo yêu cầu của Tòa án là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính theo yêu cầu của Tòa án có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Căn cứ vào Điều 494 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
Xử lý hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án
Người có hành vi đe dọa, hành hung hoặc lợi dụng sự lệ thuộc nhằm cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đến phiên tòa, phiên họp theo triệu tập của Tòa án thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào Điều 323 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định như sau:
Xử lý hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án
Người có hành vi đe dọa, hành hung hoặc lợi dụng sự lệ thuộc nhằm cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân đến phiên tòa, phiên họp theo triệu tập của Tòa án thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo như các quy định trên, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm của hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.
Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?