Mức trợ cấp hàng tháng của cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc được quy định như thế nào theo quy định?

Mức trợ cấp hàng tháng của cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc được quy định như thế nào? Kinh phí thực hiện việc tăng mức trợ cấp hàng tháng của cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc được lấy từ những nguồn nào? câu hỏi của anh Hoàng (Bình Dương).

Mức trợ cấp hàng tháng của cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc được quy định như thế nào?

Theo Điều 2 Thông tư 11/2023/TT-BNV (Có hiệu lực từ 15/09/2023) quy định như sau:

Điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng
Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 42/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng như sau:
1. Tăng thêm 12,5% mức trợ cấp hằng tháng trên mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 6 năm 2023 đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 Thông tư này.
Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 tính theo công thức sau:
Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng từ ngày 01 tháng 7 năm 2023
=
Mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 6 năm 2023
x
1,125
Trong đó: Mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 6 năm 2023 là mức trợ cấp quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 02/2022/TT-BNV ngày 29 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, sau khi điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều này mà có mức trợ cấp được hưởng thấp hơn 3.000.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau:
a) Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng trợ cấp hằng tháng dưới 2.700.000 đồng/người/tháng;
b) Tăng lên bằng 3.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng trợ cấp hằng tháng từ 2.700.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/người/tháng.
3. Căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc được hưởng mức trợ cấp hằng tháng từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 (đã làm tròn số) như sau:
a) Đối với cán bộ nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Bí thư, Phó Chủ tịch, Thường trực Đảng ủy, Ủy viên thư ký Ủy ban nhân dân, Thư ký Hội đồng nhân dân xã, Xã đội trưởng, Trưởng công an xã: 3.000.000 đồng/tháng;
b) Đối với các chức danh còn lại: 2.817.000 đồng/tháng.

Theo đó, mức trợ cấp hàng tháng của cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 (đã làm tròn số) được xác định như sau:

+ Đối với cán bộ nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Bí thư, Phó Chủ tịch, Thường trực Đảng ủy, Ủy viên thư ký Ủy ban nhân dân, Thư ký Hội đồng nhân dân xã, Xã đội trưởng, Trưởng công an xã: 3.000.000 đồng/tháng;

+ Đối với các chức danh còn lại: 2.817.000 đồng/tháng.

Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 2 Thông tư 2/2022/TT-BNV (Hết hiệu lực từ 15/09/2023) quy định như sau:

Điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 108/2021/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng như sau:

1. Tăng thêm 7,4% mức trợ cấp hằng tháng trên mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 12 năm 2021 theo công thức tính như sau:

Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 =

Mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 12 năm 2021 x 1,074

Trong đó: Mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 12 năm 2021 là mức trợ cấp quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 09/2019/TT-BNV ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng.

2. Mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc sau khi điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này mà thấp hơn 2.500.000 đồng/tháng thì được tăng thêm mức trợ cấp như sau:

a) Tăng thêm 200.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức trợ cấp hằng tháng dưới 2.300.000 đồng/người/tháng;

b) Tăng lên bằng 2.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức trợ cấp hằng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.500.000 đồng/người/tháng.

3. Căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, mức trợ cấp hằng tháng được hưởng từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 (đã làm tròn số) đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc như sau:

a) Đối với cán bộ nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã: 2.473.000 đồng/tháng;

b) Đối với cán bộ nguyên là Phó Bí thư, Phó Chủ tịch, Thường trực Đảng ủy, Ủy viên thư ký Ủy ban nhân dân, Thư ký Hội đồng nhân dân xã, Xã đội trưởng, Trưởng công an xã: 2.400.000 đồng/tháng;

c) Đối với các chức danh còn lại: 2.237.000 đồng/tháng.

Chiếu theo quy định này, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 Mức trợ cấp hàng tháng của cán bộ xã già yếu Tăng thêm 7,4% mức trợ cấp hằng tháng trên mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 12 năm 2021.

Đối với cán bộ của từng cơ quan, ban ngành sẽ có mức trợ cấp cụ thể theo luật định.

- Cán bộ nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã: 2.473.000 đồng/tháng;

- Cán bộ nguyên là Phó Bí thư, Phó Chủ tịch, Thường trực Đảng ủy, Ủy viên thư ký Ủy ban nhân dân, Thư ký Hội đồng nhân dân xã, Xã đội trưởng, Trưởng công an xã: 2.400.000 đồng/tháng;

- Các chức danh còn lại: 2.237.000 đồng/tháng.

Mức trợ cấp hàng tháng của cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc được quy định như thế nào theo quy định?

Mức trợ cấp hàng tháng của cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc được quy định như thế nào theo quy định? (hình từ internet)

Kinh phí thực hiện việc tăng mức trợ cấp hàng tháng của cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc được lấy từ những nguồn nào?

Theo Điều 3 Nghị định 42/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 14/08/2023) quy định như sau:

Nguồn kinh phí thực hiện
Nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này được quy định như sau:
1. Ngân sách nhà nước bảo đảm đối với các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995; hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hằng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động và các đối tượng quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 Điều 1 Nghị định này; hưởng lương hưu theo Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ, Nghị định số 11/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ và Nghị định số 23/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, công an đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
2. Quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm đối với các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở đi, kể cả đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng theo: Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 50/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.

Theo quy định trên, có hai nguồn kinh phí thực hiện việc tăng mức trợ cấp hàng tháng của cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc bao gồm ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.

Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 3 Nghị định 108/2021/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 14/08/2023) quy định như sau:

Nguồn kinh phí thực hiện

Nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này được quy định như sau:

1. Ngân sách nhà nước bảo đảm đối với các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 1995; hưởng trợ cấp hằng tháng theo: Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hằng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động và các đối tượng quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 Điều 1 Nghị định này; hưởng lương hưu theo: Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ, Nghị định số 11/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ và Nghị định số 23/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, công an đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

2. Quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm đối với các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 10 năm 1995 trở đi, kể cả đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng theo: Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 50/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.

Như vậy, có hai nguồn kinh phí thực hiện việc tăng mức trợ cấp hàng tháng của cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc bao gồm ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.

Cán bộ cấp xã có những chức vụ nào?

Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/08/2023) quy định cán bộ cấp xã có những chức vụ như sau:

Chức vụ, chức danh
1. Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
...

Trước đây, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/08/2023) quy định các chức vụ của cán bộ cấp xã bao gồm:

Chức vụ, chức danh

1. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:

a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);

h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

...

Trợ cấp hàng tháng
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức trợ cấp hàng tháng của cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc được quy định như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Ai được tăng trợ cấp từ giữa tháng 9/2023? Mức trợ cấp tháng 9 nhận về có tiếp tục tăng mạnh không?
Pháp luật
Đang nuôi dưỡng người thân mắc bệnh tâm thần phân liệt nặng được trợ cấp hàng tháng thì có được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng không?
Pháp luật
Quân nhân có tham gia phục vụ chiến đấu và đã xuất ngũ từ năm 1995 thì có được hưởng trợ cấp hàng tháng hay không?
Pháp luật
Được tặng Huân chương kháng chiến chống mỹ hạng nhì, có được hưởng trợ cấp hàng tháng không? Mức trợ cấp của người được tặng huân chương kháng chiến là bao nhiêu?
Pháp luật
Yêu cầu điều chỉnh, chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng mới kịp thời và đầy đủ?
Pháp luật
Thủ tục giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã có Quyết định hoặc Giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng trợ cấp hàng tháng?
Pháp luật
Từ ngày 21/05/2022, tăng mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ Công an thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hằng tháng?
Pháp luật
Bảng trợ cấp hàng tháng cho thương binh loại B theo Nghị định 55? Mức trợ cấp cao nhất là bao nhiêu?
Pháp luật
Trường hợp hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động thì có thể nhận trợ cấp hàng tháng hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trợ cấp hàng tháng
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
2,736 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trợ cấp hàng tháng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào