Mức trích của cơ quan Thanh tra Chính phủ từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước là bao nhiêu %?
- Thanh tra Chính phủ là cơ quan của ai?
- Mức trích của cơ quan Thanh tra Chính phủ từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước là bao nhiêu %?
- Cơ quan Thanh tra Chính phủ được trích một phần từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước gồm những khoản nào?
Thanh tra Chính phủ là cơ quan của ai?
Theo quy định tại Điều 10 Luật Thanh tra 2022 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) về vị trí, chức năng của Thanh tra Chính phủ như sau:
Vị trí, chức năng của Thanh tra Chính phủ
Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước; thực hiện nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước.
Đồng thời thực hiện nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Trước đây, quy định tổ chức của Thanh tra Chính phủ tại khoản 1 Điều 14 Luật Thanh tra 2010 (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) như sau:
Tổ chức của Thanh tra Chính phủ
1. Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Chính phủ có Tổng Thanh tra Chính phủ, các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và Thanh tra viên.
Tổng Thanh tra Chính phủ là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu ngành thanh tra. Tổng Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Thanh tra Chính phủ.
3. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ do Chính phủ quy định.
Thanh tra Chính phủ (Hình từ Internet)
Mức trích của cơ quan Thanh tra Chính phủ từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước là bao nhiêu %?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 327/2016/TT-BTC quy định như sau:
Mức trích
1. Cơ quan thanh tra nhà nước được trích theo các mức cụ thể dưới đây:
a) Đối với cơ quan Thanh tra Chính phủ:
- Được trích tối đa 30% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 50 tỷ đồng/năm;
- Được trích thêm tối đa 20% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 50 tỷ đồng đến 80 tỷ đồng/năm;
- Được trích thêm tối đa 10% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 80 tỷ đồng/năm.
...
Theo đó, mức trích của cơ quan Thanh tra Chính phủ từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước như sau:
- Được trích tối đa 30% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 50 tỷ đồng/năm;
- Được trích thêm tối đa 20% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 50 tỷ đồng đến 80 tỷ đồng/năm;
- Được trích thêm tối đa 10% trên tổng số tiền đã thực nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 80 tỷ đồng/năm.
Cơ quan Thanh tra Chính phủ được trích một phần từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước gồm những khoản nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 327/2016/TT-BTC quy định như sau:
Các khoản được trích
Các cơ quan thanh tra nhà nước được trích một phần từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước, gồm:
1. Các khoản tiền thuộc ngân sách nhà nước bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do các hành vi trái pháp luật gây ra.
2. Các khoản tăng thu ngân sách nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác đã thực nộp vào ngân sách nhà nước, gồm:
a) Các khoản tăng thu do các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ kê khai, nộp ngân sách nhà nước nhưng không kê khai, kê khai sai, trốn thuế, gian lận thuế, hoặc do vi phạm các quy định khác về thu nộp ngân sách dẫn đến thiếu số thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước, các khoản hoàn thuế không đúng đối tượng hoặc kê khai tăng số thuế được hoàn theo quy định của pháp luật được cơ quan thanh tra phát hiện và kiến nghị trong biên bản làm việc hoặc kết luận thanh tra và đơn vị được thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước.
b) Các khoản thu do cơ quan, đơn vị đã thu của các đối tượng liên quan nhưng theo quy định của pháp luật thì không được phép thu hoặc thu vượt mức theo quy định của pháp luật được cơ quan thanh tra phát hiện và kiến nghị, đơn vị thực hiện thu đã thực nộp vào ngân sách nhà nước. Các khoản lãi phát sinh, tiền phạt chậm nộp ngân sách nhà nước do chiếm dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước đã được thu hồi và đã thực nộp vào ngân sách nhà nước.
3. Các khoản đã thực chi ngân sách quản lý sai chế độ đã nộp lại ngân sách nhà nước (đối với các khoản chi đã quyết toán), bao gồm:
a) Sai đơn giá, khối lượng, định mức và sai khác đối với các dự án, công trình đầu tư xây dựng cơ bản;
b) Sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước để chi cho những nội dung không thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, không đúng nhiệm vụ được giao, sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu;
c) Sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước giao không thực hiện tự chủ (đối với cơ quan hành chính) hoặc giao chi không thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp) để chi cho nội dung theo quy định phải sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước giao tự chủ hoặc giao chi thường xuyên;
d) Đơn vị báo cáo số liệu sai dẫn đến ngân sách nhà nước đã bố trí dự toán và cấp phát cho đơn vị số tiền cao hơn số tiền đơn vị được hưởng theo quy định;
đ) Sử dụng phần kinh phí ngân sách theo quy định phải nộp trả ngân sách nhà nước nhưng đơn vị giữ lại để sử dụng;
e) Các khoản trích lập quỹ sai quy định; chi vượt quy chế chi tiêu nội bộ.
Theo đó, cơ quan Thanh tra Chính phủ được trích một phần từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước gồm những khoản sau:
- Các khoản tiền thuộc ngân sách nhà nước bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do các hành vi trái pháp luật gây ra.
- Các khoản tăng thu ngân sách nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác đã thực nộp vào ngân sách nhà nước.
- Các khoản đã thực chi ngân sách quản lý sai chế độ đã nộp lại ngân sách nhà nước (đối với các khoản chi đã quyết toán).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?