Mức tiền bảo hành đối với công việc sửa chữa công trình xây dựng cấp 1 trở lên được tính thế nào?
Chủ sở hữu thỏa thuận với nhà thầu sửa chữa công trình cấp 1 trở lên về mức tiền bảo hành được không?
Việc quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xây dựng theo quy định tại khoản 5 Điều 34 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xây dựng
...
5. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thỏa thuận với nhà thầu sửa chữa công trình về quyền và trách nhiệm bảo hành, thời gian bảo hành, mức tiền bảo hành đối với các công việc sửa chữa trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.
...
Theo quy định nêu trên thì chủ sở hữu có thể thỏa thuận với nhà thầu sửa chữa công trình về mức tiền bảo hành đối với các công việc sửa chữa trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng cấp 1 trở lên.
Mức tiền bảo hành đối với công việc sửa chữa công trình xây dựng cấp 1 trở lên được tính thế nào?
Mức tiền bảo hành đối với công việc sửa chữa công trình xây dựng cấp 1 trở lên được tính theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xây dựng
...
4. Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành không ít hơn 6 tháng đối với công trình từ cấp II trở xuống và không ít hơn 12 tháng đối với công trình từ cấp I trở lên. Mức tiền bảo hành không thấp hơn 5% giá trị hợp đồng.
...
Theo quy định nêu trên thì mức tiền bảo hành đối với công việc sửa chữa công trình xây dựng cấp 1 trở lên được tính không thấp hơn 5% giá trị hợp đồng.
Lưu ý: Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành không ít hơn 12 tháng đối với công trình từ cấp 1 trở lên.
Sửa chữa công trình xây dựng (Hình từ Internet)
Chi phí sửa chữa công trình xây dựng cấp 1 trở lên gồm có các chi phí nào?
Chi phí sửa chữa công trình xây dựng cấp 1 trở lên được quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Chi phí bảo trì công trình xây dựng
...
3. Các chi phí bảo trì công trình xây dựng:
a) Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm gồm chi phí: Lập kế hoạch và dự toán bảo trì công trình xây dựng hàng năm; chi phí kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ; chi phí bảo dưỡng theo kế hoạch bảo trì hàng năm của công trình; chi phí xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về bảo trì công trình xây dựng; chi phí lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.
b) Chi phí sửa chữa công trình (định kỳ và đột xuất) gồm chi phí sửa chữa phần xây dựng công trình và chi phí sửa chữa phần thiết bị công trình theo quy trình bảo trì công trình xây dựng được duyệt, và trường hợp cần bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác sử dụng công trình đúng công năng và đảm bảo an toàn;
c) Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm các chi phí: Lập, thẩm tra (trường hợp chưa có quy trình bảo trì) hoặc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng; kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì (nếu có); quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì (nếu có); kiểm tra công trình đột xuất theo yêu cầu (nếu có); đánh giá định kỳ về an toàn của công trình trong quá trình vận hành và sử dụng (nếu có); khảo sát phục vụ thiết kế sửa chữa; lập, thẩm tra thiết kế sửa chữa và dự toán chi phí bảo trì công trình; lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công sửa chữa công trình xây dựng, giám sát sửa chữa phần thiết bị công trình; thực hiện các công việc tư vấn khác;
d) Chi phí khác gồm các chi phí cần thiết khác để thực hiện quá trình bảo trì công trình xây dựng như: kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán; bảo hiểm công trình; phí thẩm định và các chi phí liên quan khác;
đ) Chi phí quản lý bảo trì của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình.
...
Theo đó, chi phí sửa chữa công trình cấp 1 trở lên (định kỳ và đột xuất) gồm chi phí sửa chữa phần xây dựng công trình và chi phí sửa chữa phần thiết bị công trình theo quy trình bảo trì công trình xây dựng được duyệt, và trường hợp cần bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác sử dụng công trình đúng công năng và đảm bảo an toàn;
Lưu ý: Căn cứ theo khoản 5 Điều 34 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định chủ sở hữu có trách nhiệm tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác thi công sửa chữa; lập, quản lý và lưu giữ hồ sơ sửa chữa công trình theo quy định của pháp luật về quản lý công trình xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?