Mức phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với diễn viên kịch nói có dùng để hưởng bảo hiểm xã hội hay không?
Có áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với diễn viên kịch nói hay không?
Theo điểm a khoản 1 Điều 2 Quyết định 14/2015/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp, bao gồm:
Căn cứ vào đặc thù chuyên môn, mức độ đào tạo và chức năng hoạt động của từng chức danh nghề nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, đối tượng hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng nhạc vũ kịch, dàn nhạc giao hưởng; diễn viên tuồng, chèo, cải lương, xiếc, múa rối nước, nhạc kịch (Opera), vũ kịch (Ballet), kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể; người biểu diễn nhạc cụ hơi;
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì diễn viên kịch nói làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn thuộc một trong các đối tượng được áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp.
Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được áp dụng đối với diễn viên kịch nói như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 14/2015/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn như sau:
Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp
1. Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp gồm các mức sau đây:
a) Mức phụ cấp 20%, áp dụng đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Quyết định này;
b) Mức phụ cấp 15%, áp dụng đối với đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Quyết định này.
2. Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được tính như sau:
Phụ cấp ưu đãi theo nghề = Mức lương cơ sở x Hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) x Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề
...
Như vậy, diễn viên kịch nói sẽ được áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp bằng 20% so với mức lương cơ sở x (Hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)).
Mức phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với diễn viên kịch nói có dùng để hưởng bảo hiểm xã hội hay không? (Hình từ Internet)
Mức phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với diễn viên kịch nói có dùng để hưởng bảo hiểm xã hội hay không?
Theo khoản 3 Điều 3 Quyết định 14/2015/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn như sau:
Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp
...
3. Nguyên tắc chi trả:
a) Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được trả cùng tiền lương hằng tháng;
b) Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ bảo hiểm khác.
4. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp:
a) Đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
b) Đi công tác, học tập trong nước không trực tiếp làm các công việc được phân công thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn liên tục trên 03 tháng;
c) Nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
d) Nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (tính tròn tháng);
đ) Bị tạm giữ, tạm giam theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc thời gian bị đình chỉ công tác (tính tròn tháng);
e) Nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;
g) Bị đình chỉ công tác;
h) Không trực tiếp làm công tác biểu diễn nghệ thuật mà làm công việc khác từ 01 tháng trả lên.
Theo quy định thì mức phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với diễn viên kịch nói không dùng để hưởng bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: Diễn viên kịch nói không được áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp trong thời gian sau:
- Đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP;
- Đi công tác, học tập trong nước không trực tiếp làm các công việc được phân công thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn liên tục trên 03 tháng;
- Nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
- Nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (tính tròn tháng);
- Bị tạm giữ, tạm giam theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc thời gian bị đình chỉ công tác (tính tròn tháng);
- Nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
- Bị đình chỉ công tác;
- Không trực tiếp làm công tác biểu diễn nghệ thuật mà làm công việc khác từ 01 tháng trả lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?
- 'Tam giác vàng' là gì? Buôn bán thuốc phiện tại Việt Nam thì hình phạt nặng nhất là gì? Nhẹ nhất là gì?
- Tổng biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước tỉnh Kon Tum là bao nhiêu? Tải về phụ lục?
- Tải mẫu hợp đồng thuê xe cá nhân trong Tết Âm lịch năm Ất Tỵ mới nhất? Giá thuê xe được xác định thế nào?