Mức phụ cấp ưu đãi nghề áp dụng cho công chức, viên chức ngành đê điều hiện nay được quy định là bao nhiêu?
- Mức phụ cấp ưu đãi nghề áp dụng cho công chức, viên chức ngành đê điều hiện nay được quy định là bao nhiêu?
- Tính và chi trả phụ cấp ưu đãi nghề áp dụng cho công chức, viên chức ngành kiểm soát đê điều thế nào?
- Nguồn kinh phí chi trả cho chế độ phụ cấp ưu đãi nghề cho công chức, viên chức đê điều được quy định thế nào?
Mức phụ cấp ưu đãi nghề áp dụng cho công chức, viên chức ngành đê điều hiện nay được quy định là bao nhiêu?
Căn cứ theo Mục I Thông tư liên tịch 64/2006/TTLT-BNN-BNV-BTC quy định:
Công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc trực tiếp làm chuyên môn đã được chuyển xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP vào các ngạch công chức, viên chức chuyên ngành kiểm soát đê điều (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 09, 10, 11) thuộc biên chế trả lương trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp của nhà nước là đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề.
* Với mức ưu đãi được quy định như sau:
- Mức phụ cấp 20% áp dụng đối với các công chức, viên chức ngạch kiểm soát đê điều làm việc tại các Đội, Hạt kiểm soát đê biển;
- Mức phụ cấp 15% áp dụng đối với các công chức, viên chức ngạch kiểm soát đê điều làm việc tại các Đội, Hạt kiểm soát đê sông.
* Trường hợp thuộc các trường hợp sau đây công chức viên chức ngành đê điều sẽ không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề:
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP;
- Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không trực tiếp làm công tác chuyên môn trên 3 tháng;
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên;
- Thời gian ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội hiện hành;
- Thời gian bị đình chỉ công tác.
Mức phụ cấp ưu đãi nghề áp dụng cho công chức, viên chức ngành đê điều hiện nay được quy định là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tính và chi trả phụ cấp ưu đãi nghề áp dụng cho công chức, viên chức ngành kiểm soát đê điều thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Mục III Thông tư liên tịch 64/2006/TTLT-BNN-BNV-BTC thì việc tính và chi trả phụ cấp ưu đãi nghề áp dụng cho công chức, viên chức ngành kiểm soát đê điều như sau:
Phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính theo mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), được xác định bằng công thức sau:
Phụ cấp ưu đãi được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Công chức, viên chức ngành đê điều khi được điều động công tác đến địa bàn có mức phụ cấp cao hoặc thấp hơn mức phụ cấp đang hưởng thì được hưởng mức phụ cấp ưu đãi theo địa bàn công tác mới kể từ tháng sau liền kề với tháng có quyết định điều động công tác.
Nguồn kinh phí chi trả cho chế độ phụ cấp ưu đãi nghề cho công chức, viên chức đê điều được quy định thế nào?
Về nguồn kinh phí thực hiện được quy định tại khoản 2 Mục III Thông tư liên tịch 64/2006/TTLT-BNN-BNV-BTC như sau:
Nguồn kinh phí
a) Đối với các cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp ưu đãi do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị.
b) Đối với cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp ưu đãi do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.
Riêng năm 2004, 2005 và 2006, nhu cầu và nguồn kinh phí đảm bảo chi trả chế độ phụ cấp nêu trên được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 02/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Thông tư số 89/2005/TT-BTC ngày 13/10/2005 hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung.
Theo đó đối với các cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp ưu đãi do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị.
Đối với cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp ưu đãi do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lực lượng vũ trang nhân dân hoạt động dưới sự lãnh đạo của ai? Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân?
- Mẫu Tờ trình đề nghị xếp loại, khen thưởng đối với tổ chức đảng, đảng viên mới nhất là mẫu nào?
- Cấm xuất khẩu là gì? Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu trong trường hợp nào?
- Mục tiêu của giáo dục phổ thông là gì? Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được sử dụng để làm gì?
- Giá trị hoàn lại trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có mức lãi suất tính tạm ứng là bao nhiêu phần trăm?